Loại báo cáo: | Báo cáo Asean Securities |
Nguồn báo cáo: | Công ty cổ phần chứng khoán ASEAN |
Chi tiết xin xem trong file đính kèm. |
THÉP KHỞI SẮC, VN-INDEX TĂNG GẦN 12 ĐIỂM
Tổng hợp thị trường:
Phiên giao dịch thứ Hai (06/09), chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tích cực, đóng cửa tăng gần 12 điểm, mức gần cao nhất trong ngày. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 11,74 điểm (+0,88%), đóng cửa ở mức 1.346,39. Thanh khoản HSX ở mức hơn 944 triệu cổ phiếu (+31%), giá trị hơn 28.200 tỷ đồng (+15%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (300 mã tăng/ 106 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ bán ròng gần 292 tỷ đồng trên HSX, tập trung chủ yếu vào VNM, và VHM.
Phân tích kỹ thuật:
Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh nhỏ với giá đóng cửa nằm trên đường MA20 ngày, và một ‘Gap up’ tại vùng 1.338 – 1.340 điểm, kèm thanh khoản cải thiện, là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế, và xu hướng ngắn hạn trở nên tích cực hơn. Do đó, chúng tôi cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1.350 – 1.355 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.360 – 1.365 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1.340 – 1.345 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.330 – 1.335 điểm. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.
Nhận định của ASEANSC:
Thị trường hôm nay ghi nhận phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh nhóm cổ phiếu thép thu hút dòng tiền khá tốt, qua đó tác động tích cực lên tâm lý nhà đầu tư. Dự báo trong phiên giao dịch tới, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng kháng cự gần 1.350 – 1.355 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.360 – 1.365 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.
(*) Cổ phiếu đáng quan tâm: FMC – Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta thông báo sản lượng tiêu thụ tháng 8 đạt 11,1 triệu USD, bằng 44% so cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 8 tháng đạt 132,9 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ nông sản có khá hơn, 8 tháng đạt 1.079 tấn, tăng 27% so cùng kỳ năm 2020.