Cách xây dựng danh mục đầu tư dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro

Một số điều cần chú ý khi lập kế hoạch đầu tư dựa trên yếu tố chấp nhận rủi ro. 

Bất kỳ lựa chọn nào trong cuộc sống chẳng hạn như tìm công việc mới, yêu đương hay thậm chí mua hàng online, bạn cũng phải đối diện với một số rủi ro. Bạn có thể sẽ chọn phải công việc mới không phù hợp với tính cách, mua đồ rẻ quá nên chất lượng,… Trong những trường hợp này, việc biết được giới hạn chấp nhận thất thoát của bản thân là bao nhiêu sẽ giúp bạn có những quyết định phù hợp nhất. 

Nguyên tắc đầu tư cũng như vậy. Xây dựng danh mục đầu tư dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro sẽ giúp bạn tối ưu hóa mong muốn cũng như quản lý dễ dàng hơn. 

xây dựng danh mục đầu tư dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro

1. Bắt đầu với mục tiêu cùng khoảng thời gian thực hiện

Bước đầu tiên trong xây dựng danh mục đầu tư là lập danh sách các mục tiêu tài chính của bạn. Khi bạn đã vạch ra các mục tiêu của mình, hãy sắp xếp theo khoảng thời gian cần đạt được chúng.  

  • Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu mà bạn sẽ cần tiền trong vòng 12 tháng.
  • Các mục tiêu trung hạn cần từ 1 đến 5 năm để hoàn thành.
  • Các mục tiêu dài hạn phải mất hơn 5 năm để đạt được.

Ví dụ, nếu bạn đang tiết kiệm để nghỉ hưu trong 30 năm tới nhưng cần mua một chiếc ô tô mới trong năm nay, thì bạn có một mục tiêu dài hạn và một mục tiêu ngắn hạn. Sau đó, bạn sẽ phân bổ nguồn tiền tiết kiệm, đầu tư sao cho đạt được cả 2 mục tiêu này. 

2. Biết khả năng chấp nhận rủi ro 

Bây giờ bạn đã biết khi nào mình cần tiền cho mỗi mục tiêu. Tiếp theo bạn cần nhận biết khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân. Tức là bạn sẵn sàng chấp nhận mất bao nhiêu tiền trong quá trình đầu tư của mình. 

Thông thường, khả năng chấp nhận rủi ro được ước lượng dựa trên thời gian cần để đạt được các mục tiêu. Chẳng hạn, nếu bạn chấp nhận quá ít rủi ro khi tiết kiệm để nghỉ hưu sau 30 năm nữa, bạn có thể không đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình. Nhưng nếu bạn còn 5 năm nữa là nghỉ hưu, việc chấp nhận quá nhiều rủi ro có thể đồng nghĩa với việc mất tiền mà không có cơ hội bù đắp khoản lỗ. Với các mục tiêu ngắn hạn thường đòi hỏi một chiến lược thận trọng hơn. Bạn không thể để mất những gì đã tích góp vì bạn gần như không thể xoay chuyển dòng tiền để biến từ lỗ sang lãi. 

Khả năng chấp nhận rủi ro của bạn là sự cân bằng giữa những gì cần thiết để đạt được mục tiêu và mức độ thoải mái của bạn với những biến động của thị trường.

xây dựng danh mục đầu tư dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro

3. Chọn khoản đầu tư dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro

Để có thể đạt được mục tiêu nghỉ hưu song hành với các mục tiêu khác, bạn cần phải phân bổ danh mục đầu tư hiệu quả. Danh mục này cần đáp ứng được những yếu tố như mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng đạt được các mục tiêu trong ngắn và dài hạn. 

Dưới đây là một số loại hình đầu tư phổ biến:

Cổ phiếu

Người nắm giữ cổ phiếu đang sở hữu một phần vốn của công ty. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu mà họ tin rằng nó sẽ tăng giá trị theo thời gian. Tất nhiên, rủi ro nhà đầu tư có thể gặp phải là cổ phiếu không tăng hoặc thậm chí có thể mất giá. Thông thường, giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 

Để giúp giảm thiểu rủi ro đó, một người lựa chọn đầu tư cổ phiếu thông qua các quỹ, chẳng hạn như quỹ chỉ số, quỹ tương hỗ hoặc quỹ ETF nắm giữ tập hợp cổ phiếu từ nhiều công ty khác nhau.

Trái phiếu

Trái phiếu là khoản vay của các công ty hoặc chính phủ được hoàn trả theo thời gian với lãi suất đã được công bố từ trước. Trái phiếu được coi là khoản đầu tư an toàn hơn cổ phiếu, nhưng chúng thường có lợi nhuận thấp hơn. Vì bạn biết bản thân sẽ nhận được bao nhiêu tiền lãi khi đầu tư vào trái phiếu, nên chúng được gọi là đầu tư có thu nhập cố định. Tỷ lệ hoàn vốn cố định này sẽ giúp cân bằng các khoản đầu tư rủi ro hơn trong danh mục. 

Quỹ tương hỗ

Có đa dạng loại quỹ tương hỗ khác nhau mà bạn có thể đầu tư. Ưu điểm chung của chúng so với việc mua từng cổ phiếu riêng lẻ là giúp góp phần đa dạng hóa ngay lập tức vào danh mục. Các quỹ tương hỗ cho phép bạn đầu tư vào một rổ chứng khoán, bao gồm các khoản đầu tư như cổ phiếu hoặc trái phiếu, tất cả cùng một lúc. Các quỹ tương hỗ cũng có một số rủi ro, nhưng nhìn chung chúng ít rủi ro hơn so với đầu tư các cổ phiếu riêng lẻ.

Xây dựng danh mục đầu tư dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro

4. Xác định cách phân bổ tài sản tốt nhất cho bạn

Bạn biết rằng một số loại hình bản thân muốn đầu tư vào, nhưng làm thế nào để bạn quyết định chính xác số tiền cần dành cho từng loại tài sản? Cách bạn phân chia danh mục đầu tư của mình giữa các loại tài sản khác nhau được gọi là phân bổ tài sản. Nó phụ thuộc nhiều vào mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.

Một trong những nguyên tắc phổ biến nhất được khuyến nghị khi phân bổ cổ phiếu và trái phiếu là quy tắc ngón tay trái. Cụ thể, bạn sẽ lấy 100 hoặc 110 trừ đi độ tuổi để xác định phần trăm danh mục. Ví dụ, nếu bạn 30 tuổi, quy tắc này đề xuất 70% đến 80% danh mục đầu tư được phân bổ cho cổ phiếu, để lại 20% đến 30% cho trái phiếu. Ở độ tuổi 60, nó sẽ chuyển thành 40% đến 50% được phân bổ cho cổ phiếu và 60% đến 40% được phân bổ cho trái phiếu.

Trên thực tế, không có một nguyên tắc đầu tư nào áp dụng được với tất cả mọi người khi mà mức độ chịu rủi ro cũng như mục tiêu của mỗi người là khác nhau. Do vậy, hãy cân nhắc các yếu tố quan trọng đặc biệt là mức độ chấp nhận rủi ro khi đưa ra quyết định phân bổ tài sản. 

5. Cân bằng lại danh mục đầu tư khi cần thiết

Sau khi bạn hoàn tất giao dịch mua, danh mục đầu tư của bạn vẫn cần được quan tâm và “chăm sóc” liên tục. Đó là lý do tại sao việc theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư thường xuyên rất quan trọng.

Một số cố vấn khuyên bạn nên tái cân bằng theo các khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như 6 hoặc 12 tháng một lần. Ngoài ra, bạn nên thay đổi cách phân bổ một trong các loại tài sản có nhiều biến động. Chẳng hạn, với các cổ phiếu đã tăng giá khá cao, bạn có thể giảm đi chốt lời 20-30% để xoay chuyển dòng tiền sang khoản đầu tư khác có nhiều tiềm năng hơn.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại Asean Securities ngay hôm nay!