Khả năng chấp nhận rủi ro trong đầu tư là gì?

Khả năng chấp nhận rủi ro là bạn sẵn sàng chấp nhận giá trị khoản đầu tư sụt giảm ở mức nào. 

Giấc ngủ rất quan trọng. Bạn sẽ phải trải qua 1 ngày kém về năng suất, tệ trong tinh thần nếu đêm qua ngủ không ngon. Có nhiều lý do dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không yên giấc, một trong số chúng đó là quá căng thẳng khi nghĩ đến những rủi ro trong tương lai. 

Có một câu ngạn ngữ cổ của Phố Wall nói rằng, “Bạn có thể ăn ngon hoặc ngủ ngon.” Ăn ngon đề cập đến quan sát rằng trong thời gian dài, việc nắm giữ các tài sản có rủi ro cao hơn (chẳng hạn như cổ phiếu) cho phép các nhà đầu tư tích lũy của cải đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ phải đánh đổi. Bởi vì một số cổ phiếu có thể khá biến động , nhà đầu tư dễ rơi vào tình trạng căng thẳng đến mất ngủ. 

Bạn cần phải biết được mong muốn của bản thân cũng như khả năng chấp nhận rủi ro ở từng thời điểm nhất định, để việc đầu tư suôn sẻ hơn cũng như không ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống. 

Khả năng chấp nhận rủi ro trong đầu tư là gì?

Thuật ngữ khả năng chấp nhận rủi ro 

Khả năng chấp nhận rủi ro là khả năng chịu thua lỗ khi các khoản đầu tư của bạn hoạt động kém. Ví dụ, nếu mua cổ phiếu, bạn có thể chịu đựng được mức thua lỗ bao nhiêu khi thị trường sụt giảm?

Nếu khả năng chịu đựng của bạn thấp, bạn nên đầu tư thận trọng. Ví dụ, một phần lớn hơn trong danh mục đầu tư của bạn có thể là trái phiếu rủi ro thấp và phần là cổ phiếu rủi ro cao hơn. Biết khả năng chấp nhận rủi ro sẽ giúp tạo ra một danh mục đầu tư cá nhân hóa cũng như cách đặt mục tiêu phù hợp. Nó sẽ định hướng cách bạn đầu tư.

Làm thế nào để xác định mức độ chấp nhận rủi ro của bạn?

Khả năng chịu đựng rủi ro của mọi người sẽ khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quyết định:

Mục tiêu: Mục tiêu của việc lập kế hoạch tài chính không phải là tích lũy số tiền lớn nhất có thể. Đó là quyết định bạn muốn gì trong cuộc sống, tính toán số tiền bạn cần để đạt được những mục tiêu đó. Sau đó chọn chiến lược đầu tư mang lại lợi nhuận phù hợp.

Thời gian: Nói chung, bạn có thể chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn nếu đó là mục tiêu trong khoảng thời gian dài. Bởi vì lúc đó bạn sẽ có thời gian sửa chữa sai lầm, quay dòng vốn để tiếp tục đầu tư vì mục tiêu của mình. 

Nếu bạn cần tiền trong 5 hoặc 10 năm nữa, điều đó rất khác so với việc bạn có 15 năm hoặc hơn. Quỹ đạo tổng thể của thị trường chứng khoán trong nhiều thập kỷ là đi lên, nhưng cũng có những lúc xuống dốc và đi ngang. Một người 30 tuổi đang tiết kiệm để nghỉ hưu ở tuổi 65 có nhiều thời gian cũng như cơ hội sau những biến động của thị trường. Tuy nhiên, nếu bạn đang tiết kiệm để mua một căn nhà trong vài năm tới, việc đầu tư số tiền tiết kiệm đó vào cổ phiếu là quá rủi ro. Lúc đó, bạn có thể sẽ không đủ thời gian để thu hồi khoản lỗ nếu thị trường chứng khoán sụt giảm.

Tuổi tác và giai đoạn cuộc đời: Nếu bạn ở độ tuổi 80, khả năng chịu rủi ro không thể cao như đối với người ở độ tuổi 30. Khi vừa mới sang 30 tuổi, bạn không chỉ có thời gian để vượt qua sự biến động mà còn kiếm được nhiều tiền hơn khi chấp nhận một số rủi ro. 

Quy mô danh mục đầu tư: Một người nào đó bắt đầu nghỉ hưu với danh mục đầu tư trị giá 1 tỷ đồng có thể gặp nhiều rủi ro hơn so với người có 100 triệu đồng. Người có danh mục đầu tư lớn hơn thường sẽ thua lỗ nhiều hơn nếu thị trường trong đà sụt giảm.

Mức độ thoải mái cá nhân: Một số người luôn thoải mái chấp nhận rủi ro nhiều hơn so với những người khác. Nếu bạn luôn căng thẳng trước những biến động của thị trường, đó có thể là tín hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh danh mục đầu tư sao cho ít rủi ro hơn. 

Khả năng chấp nhận rủi ro trong đầu tư là gì?

Khả năng chấp nhận rủi ro có thể thay đổi theo thời gian 

Bất cứ ai cũng có thể chấp nhận rủi ro cao khi cổ phiếu đang tăng giá. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để thực sự đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của bạn là khi thị trường đi xuống. Hãy nhớ lại tháng 3 năm 2020, thị trường lao dốc, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Thế giới đối mặt với tình trạng bất ổn chưa từng có, tự hỏi liệu COVID-19 có phá hủy nền kinh tế hay không.

Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn khi đó là bao nhiêu? Bạn đã vượt qua những thời điểm khó khăn đó? Nếu bạn bán cổ phiếu trong cơn hoảng loạn, khả năng chấp nhận rủi ro của bạn khá thấp thấp. Hay bạn sẵn sàng đầu tư nhiều hơn để tận dụng lợi thế bán tháo của thị trường? Nếu vậy, khả năng chấp nhận rủi ro của bạn là cao và điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi thị trường chứng khoán lập mức cao kỷ lục vào năm 2021.

Khả năng chịu rủi ro của bạn có thể đã được kiểm tra lại vào năm 2022, khi giá cổ phiếu và trái phiếu lao dốc trong dài hạn. Một số cổ phiếu đầu cơ nhất đã giảm hơn 80% so với mức cao nhất sau khi các nhà đầu tư đánh giá lại định giá của công ty và lo lắng về một cuộc suy thoái có thể xảy ra.

Khi trải nghiệm càng nhiều, bạn sẽ hiểu hơn về mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân. Theo thời gian, với những mục tiêu khác nhau, mức độ này cũng thay đổi. Bạn cần nắm rõ khả năng chấp nhận rủi ro tại từng thời điểm, nghiên cứu thị trường cụ thể để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!