- Thị trường trong tháng 5/2024 và triển vọng của tháng 6/2024:
- Bối cảnh thế giới: Bối cảnh thế giới: Áp lực lạm phát đang giảm dần tạo điều kiện cho FED hạ lãi suất trong nửa cuối năm nay và tối đa là 2 lần hạ lãi suất. Bên cạnh đó, nền kinh tế Mỹ đang tỏ ra vững mạnh hơn dự phóng hầu hết là do lượng lao động nhập cư khi đây đang là nguồn nhân lực chấp nhận mức lương thấp hơn đáng kể. Ở chiều ngược lại, nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với sự chậm lại tăng trưởng dài hạn khi lực lượng lao động giảm sút do dân số già và chính sách nhập cư kém hấp dẫn.
- Bối cảnh thế giới: Bối cảnh thế giới: Áp lực lạm phát đang giảm dần tạo điều kiện cho FED hạ lãi suất trong nửa cuối năm nay và tối đa là 2 lần hạ lãi suất. Bên cạnh đó, nền kinh tế Mỹ đang tỏ ra vững mạnh hơn dự phóng hầu hết là do lượng lao động nhập cư khi đây đang là nguồn nhân lực chấp nhận mức lương thấp hơn đáng kể. Ở chiều ngược lại, nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với sự chậm lại tăng trưởng dài hạn khi lực lượng lao động giảm sút do dân số già và chính sách nhập cư kém hấp dẫn.
- Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Đà hồi phục của lĩnh vực sản xuất tiếp tục kéo dài khi chỉ số PMI tháng 5 vẫn giữ vững ngưỡng 50.3 điểm phản ánh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng tích cực. Nhu cầu tiêu dùng trong nước đã về mức bình thường và đặc biệt khi du lịch Việt Nam đã tăng trưởng trở lại vượt qua Covid. Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục là mối lo trong năm nay khi số liệu tháng 5 đạt 4.44% yoy tiệm cận với mức trần lạm phát do Chính phủ đề ra trong 2024. Đáng chú ý nhất, Việt Nam có tháng nhập siêu đầu tiên trong 2 năm qua phản ánh xu thế doanh nghiệp xuất khẩu tích lũy hàng hóa chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm tại các thị trường lớn như Mỹ hay Châu Âu.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thị trường tiếp tục đà hồi phục và chính thức trở về vùng đỉnh cũ trong tháng 5 vừa qua với động lực đến từ nhóm VNMID và VNSML. Thị trường diễn ra diễn biến phân hóa trong bối cảnh thanh khoản không gia tăng dù số lượng tài khoản mở mới ghi nhận tháng thứ 5 liên tiếp trên mức 100.000 tài khoản cho thấy lực cầu tiềm năng bên ngoài thị trường vẫn còn tương đối lớn. Bên cạnh đó, tháng 5 cũng là tháng ghi nhận tháng bán ròng kỷ lục của khối Ngoại trong vòng 2 năm qua đạt giá trị -15,591 tỷ đồng.
- Hai nhóm ngành cần quan tâm trong tháng 06/2024 là FMCG – Vận tải biển.
- Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Đà hồi phục của lĩnh vực sản xuất tiếp tục kéo dài khi chỉ số PMI tháng 5 vẫn giữ vững ngưỡng 50.3 điểm phản ánh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng tích cực. Nhu cầu tiêu dùng trong nước đã về mức bình thường và đặc biệt khi du lịch Việt Nam đã tăng trưởng trở lại vượt qua Covid. Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục là mối lo trong năm nay khi số liệu tháng 5 đạt 4.44% yoy tiệm cận với mức trần lạm phát do Chính phủ đề ra trong 2024. Đáng chú ý nhất, Việt Nam có tháng nhập siêu đầu tiên trong 2 năm qua phản ánh xu thế doanh nghiệp xuất khẩu tích lũy hàng hóa chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm tại các thị trường lớn như Mỹ hay Châu Âu.
Chi tiết xin xem trong file đính kèm hoặc tại đây.
Lượt xem: 357