Ngày phát hành báo cáo: | 13/09/2024 |
TÂM LÝ THẬN TRỌNG ĐI KÈM ÁP LỰC BÁN GIA TĂNG Diễn biến thị trường Trong tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến giằng co, với áp lực bán mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, khiến chỉ số VNMID và VNSML tiếp tục xu hướng giảm mạnh. Trong khi đó, nhóm VN30 đóng vai trò giữ nhịp cho thị trường. Trong ngắn hạn, sẽ có khả năng có một đợt hồi phục, các giao dịch ngắn hạn nên được thực hiện cẩn trọng, và ưu tiên đảm bảo lợi nhuận cân bằng với rủi ro. Đồng thời luôn chủ động lượng tiền mặt sẵn sàng với các giao dịch mang tính dài hạn hơn khi các cổ phiếu lớn về vùng hấp dẫn. Cập nhật thông tin vĩ mô Chỉ số CPI tháng 8 của Mỹ giảm xuống còn 2.5%, thấp nhất kể từ 2021, nhờ giá năng lượng giảm mạnh tiếp tục củng cố xác suất thị trường Mỹ sớm đạt được mức mục tiêu lạm phát. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng tiêu dùng cơ bản tiếp tục giảm mạnh, giảm 0.2% MoM và 1.9% YoY gián tiếp thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng của người dân – đây cũng là yếu tố tăng trưởng trong những tháng gần đây của thị trường Mỹ. Đối với thị trường Việt Nam trong tuần qua, các chỉ sỗ vĩ mô công bố cuối tuần trước tiếp tục cho thấy trạng thái tích cực của nền kinh tế khi sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đạt con số ấn tượng, bên cạnh đó CPI giảm khá mạnh, rộng đường cho các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới. Chiến lược giao dịch trong tuần Điểm tích cực đáng chú ý trên biểu đồ tuần là VN-Index đã lấp đầy khoảng trống (gap) trước đó, cho thấy áp lực bán đã phần nào được hấp thụ. Điều này giúp củng cố ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm, tạo ra cơ sở tạm thời cho sự ổn định của MUA: Khi VNINDEX về ngưỡng 1,250 điểm và có tín hiệu cải thiện thanh khoản tích cực Chi tiết xin xem trong file đính kèm hoặc tại đây. |