Khi bạn ở độ tuổi 20, đó là thời điểm bạn phải làm quen với rất nhiều điều mới mẻ. Khi bắt đầu một công việc mới hoặc bắt đầu tự mình thanh toán các hóa đơn, bạn có thể có một vài quan niệm sai lầm về tiền bạc, gặp phải một số vấn đề và mắc một số sai lầm về tài chính. Dưới đây là 6 sai lầm tài chính phổ biến nhất mà mọi người mắc phải ở độ tuổi 20 và cách giải quyết chúng.
1. Nợ thẻ tín dụng
Sinh viên đại học thường mắc nợ thẻ tín dụng khi còn đi học. Hoặc họ dựa vào thẻ tín dụng quá nhiều khi họ đang cố gắng xoay sở khi tìm kiếm công việc đầu tiên.
Cách khắc phục: Bước đầu tiên là ngừng sử dụng thẻ tín dụng của bạn ngay lập tức. Sau đó, bạn cần lập ngân sách và kế hoạch thanh toán nợ cho phép bạn thanh toán khoản nợ nhanh. Sau đó, thay đổi thói quen tài chính để không còn dựa vào thẻ tín dụng.
2. Bỏ qua tiết kiệm hưu trí
Khi đang vật lộn để thoát khỏi nợ nần và kiếm sống, bạn có thể không muốn nghĩ đến bất kỳ điều gì khác bao gồm cả hưu trí. Nhiều người cho rằng còn quá sớm để nghĩ về nghỉ hưu ở độ tuổi 20. Tuy nhiên, số tiền bạn đầu tư ở độ tuổi 20 thực sự có thể bắt đầu mang lại lợi ích trong nhiều năm sau đó. Bắt đầu tiết kiệm hay đầu tư ngay bây giờ, cùng với lãi kép tài sản của bạn có thể tăng lên đáng kể.
Cách khắc phục: Đầu tiên đừng quên đọc kỹ khoản mục bảo hiểm xã hội trên hợp đồng lao động với công ty. Bạn có thể đầu bằng cách tăng số tiền bạn đóng góp với mỗi lần tăng lương hàng năm. Hãy cân nhắc cắt giảm chi phí giải trí để có thêm tiền nghỉ hưu.
3. Không có bảo hiểm
Chỉ cần một tai nạn hoặc một cuộc phẫu thuật khẩn cấp là bạn có thể chi đến hàng chục đến hàng trăm triệu đồng nếu không có bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ gặp rủi ro khi không có bảo hiểm ô tô/xe máy, bảo hiểm xã hội,…
Cách khắc phục: Tối thiểu nhất bạn cần có bảo y tế theo quy định của nhà nước. Bạn có thể mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc theo chế độ của công ty. Phí bảo hiểm y tế tính theo năm rất hợp lý. Nó giúp bạn tránh được rất nhiều khoản chi phí liên quan đến thuốc thang và khám chữa bệnh.
4. Không có tiết kiệm
Tiết kiệm giúp bạn an toàn hơn trên khía cạnh tài chính. Nó cũng giúp bạn tiến từng bước vững chắc đến mục tiêu cá nhân. Khi không có tiền tiết kiệm, bạn không có khả năng giải quyết các chi phí khẩn cấp.
Cách khắc phục: Bắt đầu bằng cách tiết kiệm quỹ khẩn cấp bằng một tháng tiền lương trước khi bạn cố gắng thoát khỏi nợ nần hoặc bất cứ điều gì khác. Đây sẽ là quỹ khẩn cấp của bạn trong khi bạn giải quyết khoản nợ của mình.
Khi bạn đã trả hết nợ, hãy cố gắng tiết kiệm chi phí trong một năm và sau đó thực hiện các mục tiêu tiết kiệm khác, chẳng hạn như trả trước. Nếu bạn cần kiếm thêm tiền để tiết kiệm, hãy cân nhắc việc cắt giảm hóa đơn hàng tháng cũng như chi tiêu cho mong muốn để giúp bạn tiến lên nhanh hơn.
5. Không có kế hoạch/mục tiêu tài chính
Nếu không có kế hoạch, bạn sẽ rất khó để biết phải làm gì với số tiền của mình hiệu quả nhất. Bạn sẽ bối rối khi phải tiết kiệm, mua nhà và thoát khỏi nợ nần. Điều quan trọng là phải có mục tiêu rõ ràng để bạn có thể đạt được chúng. Cần phải làm việc và lập kế hoạch để thành công về mặt tài chính. Nếu luôn chi sạch tiền mỗi tháng, bạn cũng sẽ cần một ngân sách.
Cách khắc phục: Lập kế hoạch tài chính hiệu quả bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bạn có thể lập kế hoạch cho những việc như mua nhà, tìm công việc mơ ước và nghỉ hưu. Kế hoạch của bạn càng chi tiết thì càng tốt. Nếu cảm thấy có quá nhiều áp lực, hãy nhớ rằng bạn có thể thay đổi mọi thứ nếu cần hoặc nếu mục tiêu thay đổi.
Làm việc theo một kế hoạch sẽ giúp ích cho bạn ngay cả khi bạn thay đổi sang một kế hoạch khác. Sau khi có kế hoạch, bạn có thể sử dụng nó để tạo ngân sách vững chắc giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
6. Làm công việc tồi tệ
Bạn có thể biện minh cho việc tiếp tục làm một công việc tồi tệ trong thời kỳ kinh tế biến động hoặc vì không có nhiều sự lựa chọn. Một công việc tồi tệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn theo nhiều cách. Nếu bạn thiếu việc làm, điều đó có thể gây khó khăn cho việc đạt được mục tiêu và có thể mắc nợ rất nhiều.
Nếu đó là môi trường làm việc tiêu cực, nó có thể khiến bạn chán nản và khó có thể tích cực trong hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù bạn có thể quyết định rằng mình cần ở lại thêm một năm nữa, hãy chắc chắn về kế hoạch trong tương lai.
Cách khắc phục: Điều này phụ thuộc vào lý do bạn có công việc này. Nó có thể bao gồm việc quay lại trường học để bạn bổ sung thêm kiến thức chuyển sang công việc tiếp theo. Bạn cần mở rộng lĩnh vực tìm kiếm việc làm của mình.
Điều quan trọng là phải nhận ra rằng bạn không cần phải tiếp tục làm công việc hiện tại. Nếu không được trả đủ lương hoặc cảm thấy công việc thực sự không phù hợp, hãy bắt đầu tìm kiếm nhưng điều mới ngay lập tức.