Cảnh báo thủ đoạn mạo danh ASEAN Securities lừa đảo khách hàng.

chung khoan asean
 
Để phòng tránh rủi ro, hạn chế thiệt hại tài sản, ASEAN Securities xin lưu ý Khách hàng về một số hình thức lừa đảo, giả mạo ASEAN Securities trong thời gian vừa qua cùng các khuyến cáo cần thiết:

1.Các trường hợp giả mạo ASEAN Securities lừa đảo khách hàng trong thời gian qua: 

1.1. Các đối tượng lừa đảo sử dụng tên gọi gần giống với tên Công ty là “New Asean Securities”:

 – Lập trang Fanpage theo link và hình ảnh:

 https://www.facebook.com/people/TUY%25E1%25BB%2582N-D%25E1%25BB%25A4NG-L%25C3%2580M-VI%25E1%25BB%2586C/61553607144769/?mibextid=ZbWKwL

 – Giả mạo chữ kí online, con dấu của Tổng Giám đốc Công ty ra thông báo tuyển dụng cộng tác viên làm việc tại nhà, đánh giá rating * trên Appstore và GooglePlay để nhận hoa hồng (hình minh họa dưới);

  – Làm Hợp đồng bảo hiểm cho giao dịch làm nhiệm vụ nhận hoa hồng, dưới sự giám sát của đại diện Công ty bảo hiểm AIA (hình minh họa dưới);

Sau khi giả mạo thông báo và hợp đồng để gây dựng lòng tin, các đối tượng lừa đảo nhắn tin cho Khách hàng qua zalo, hướng dẫn Khách hàng  cài app NEW ASEAN (hình minh họa dưới).

– Tiếp đó, các đối tượng lừa đảo yêu cầu Khách hàng nạp tiền để thực hiện nhiệm vụ đánh giá App nhận hoa hồng, chuyển tiền theo stk 2321333444 của NGUYEN HUU LONG tại TECHCOMBANK và hướng dẫn khách hàng làm nhiệm vụ để nhận hoa hồng. Đường link tải app: https://00y32we.cn/oEiy.app

Sau vài lần đầu, Khách hàng làm nhiệm vụ với số tiền ít và được nhận hoa hồng đầy đủ. Đến khi khách hàng nạp số tiền lớn để nhận nhiệm vụ thì các đối tượng lừa đảo cắt đứt liên lạc, xoa link, xóa app…

1.2. Các đối tượng lừa đảo thành lập trang “Chiến lược đầu tư” trên Facebook để tìm kiếm những người có nhu cầu tìm việc làm thêm, tự xưng là nhân viên của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN mời tham gia nhóm đầu tư chứng khoán qua Messenger. Khách hàng được mời đăng kí tài khoản thành viên và trao đổi thông tin qua Telegram cùng chuyên gia hướng dẫn. Sau những lần đầu giao dịch với số tiền nhỏ và thu lợi nhuận gấp hơn 3 lần số tiền bỏ ra, các khách hàng bị dụ dỗ chọn gói đầu tư chứng khoán cao hơn để có lợi nhuận khủng. Kết thúc sàn giao dịch, khách hàng được thông báo nhận lợi nhuận 1,2 tỷ đồng nhưng phải chuyển 58 triệu đồng để thanh toán tiền vượt lãi suất mới có thể rút được số tiền lợi nhuận trên. Các đối tượng lừa đảo tiếp tục mạo danh cán bộ Thanh tra Tài chính yêu cầu khách hàng chuyển tiền để tăng thêm niềm tin. Cho đến khi khách hàng đã chuyển 12 lần với số tiền lên tới 1,3 tỷ đồng nhưng vẫn chưa nhận được lợi nhuận thì mới biết mình bị lừa đảo và ra Công an trình báo.

1.3. Sử dụng tên gọi gần giống với tên của Công ty: “Công ty Cổ phần Chứng khoán Asean – NYSE”, sử dụng địa chỉ cũ của Công ty: “Tầng 4, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội”, mời khách hàng vào nhóm chat zalo để dụ dỗ khách hàng nạp tiền, đầu tư chứng khoán, sau đó xóa tài khoản và thông tin liên lạc khi đã nhận được tiền đầu tư do khách hàng chuyển khoản.

1.4. Lập trang web có tên ASEAN – SC giả mạo ASEAN Securities; tự xưng là nhân viên môi giới, chuyên gia, chuyên viên tư vấn đặt lệnh của Asean Securities gửi tin nhắn Messenger cho khách hàng mời tham gia đầu tư chứng khoán. Để tăng lòng tin với khách hàng, các đối tượng lấy thông tin Chứng chỉ hành nghề của CBNV, thông tin về Công ty được đăng tải công khai theo quy định pháp luật trên website của ASEAN Securities, gửi Giấy phép kinh doanh và Thông tin tuyển dụng của ASEAN Securities đến khách hàng, yêu cầu đăng kí tài khoản liên lạc qua Telegram. Các đối tượng yêu cầu khách hàng chuyển tiền đầu tư đặt lệnh, hoặc chuyển tiền ủng hộ, mua bán sản phẩm, xem link video đánh giá để được nhận thù lao. Số tiền giao dịch lúc đầu rất nhỏ, dần dần tăng lên tỉ lệ thuận với giá trị thù lao khách hàng nhận được. Đến một thời điểm giá trị giao dịch lên đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu hoặc hàng tỉ đồng, đối tượng sẽ tắt liên lạc, xóa tài khoản hội nhóm sau khi đã nhận được số tiền khách hàng chuyển đến số tài khoản cá nhân trong Giấy ủy quyền, Hợp đồng cam kết giả mạo.

1.5. Qua kênh Facebook cá nhân của khách hàng, các đối tượng lừa đảo lấy tên “Phát triển kinh tế 4.0”, mạo danh chuyên gia ASEAN Securities mời gọi khách hàng vào Sàn PALTEK trong nhóm Telegram, yêu cầu khách hàng nạp tiền vào tài khoản chứng khoán và hướng dẫn chơi thử các chuyên án đầu tư chứng khoán bằng tài khoản được lập trong sàn. Sau khi chuyển tiền đầu tư đầu tư, số tiền trong tài khoản ảo tăng lên đến giá trị lớn, các đối tượng yêu cầu khách hàng phải chuyển tiền thuế thu nhập cá nhân để được giải ngân. Khi khách hàng làm theo, chuyển tiền thật vào tài khoản do các đối tượng đưa ra, thì hội nhóm Telegram sẽ bị xóa, khách hàng bị block tài khoản.

 

2. Cảnh báo các hành vi và thủ đoạn thường được các đối tượng lừa đảo sử dụng:


–  Mời gọi khách hàng tham gia các nhóm hướng dẫn/khuyến nghị đầu tư; làm nhiệm vụ để nhận hoa hồng hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư, môi giới, giao dịch chứng khoán qua các kênh:

+ Gọi điện thoại;

+  Nhắn tin SMS;

+ Nhắn tin Messenger;

+ Mời khách hàng vào các hội nhóm trên các nền tảng số: Zalo, Telegram, Viber, Tik Tok…

–  Chào mời tham gia các khóa học chứng khoán, đầu tư.

–  Mời hợp tác theo dự án với Công ty để yêu cầu khách hàng chuyển tiền giao dịch.

–  Giả mạo cơ quan điều tra/công an yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản chứng khoán, thông tin cá nhân nhằm chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán

–  Gửi các đường link yêu cầu khách hàng thực hiện theo yêu cầu để thu về mức lợi nhuận hấp dẫn; hoặc để lấy thông tin tài khoản gồm tên truy cập và mật khẩu.

–  Khách hàng được kêu gọi tham gia vào group Zalo/ group Telegram… có hình ảnh logo Công ty, chuyên gia Công ty nhằm hô hào nạp tiền đầu tư.

–  Các đối tượng lập fanpage sử dụng logo, hình ảnh, các bài báo liên quan đến Công ty, các thông tin chính thức về Công ty được đăng tải công khai trên website của doanh nghiệp để tạo độ tin tưởng, từ đó đăng các thông tin kêu gọi tham gia đầu tư hoặc lừa đảo khác.

3. Khuyến cáo: Quý khách hàng cần chú ý những điều sau:

–  Không truy cập các trang web, tải ứng dụng hoặc cung cấp thông tin cá nhân hay chuyển tiền cho các đối tượng có dấu hiệu lừa đảo.

– Không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng/ tài khoản chứng khoán cho các cá nhân, đơn vị, tổ chức khi chưa được xác thực, trên các website không chính thống, hoặc các hội nhóm tư vấn, email, điện thoại lạ.

– Không thực hiện bất kì hành động nào theo nội dung được hướng dẫn và cần liên hệ đến bộ phận hỗ trợ của Công ty để xác thực thông tin.

– Chỉ đăng nhập tài khoản chứng khoán vào các ứng dụng giao dịch chính thức của ASEAN Securities.

– ASEAN Securities không yêu cầu khách hàng nộp tiền/chuyển khoản vào bất kỳ tài khoản cá nhân nào, ngay cả khi cá nhân đó đang làm việc tại ASEAN Securities. Đồng thời ASEAN Securities không thực hiện ủy quyền/ủy thác cho bất kỳ một cá nhân nào để chuyển tiền cho Khách hàng.  

– Nếu đã giao dịch với các đối tượng lừa đảo, Quý khách hàng vui lòng trình báo ngay cho cơ quan công an để được can thiệp xử lý.

Nhân chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông vừa cho ra mắt Cẩm nang nhận diện các hình thức lừa đảo trực tuyến. 
 Để biết thêm thông tin chi tiết về 3 nhóm lừa đảo chính và 24 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, mời Quý khách xem thêm file đính kèm.

Cam nang nhan dien va phong chong lua dao truc tuyen

 

ASEAN Securities trân trọng cảm ơn Quý khách!

Chia sẻ

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!