Tài khoản chứng khoán bị hack: Cần làm gì?  

Việc tài khoản chứng khoán bị hack, tấn công dữ liệu là điều không một nhà đầu tư nào mong muốn. Không chỉ là tài sản đang được lưu ký trong tài khoản mà còn là sự thay đổi của các tài sản đó do yếu tố thị trường không thể kiểm soát trong quá trình tài khoản bị đóng băng. Dưới đây là những việc nhà đầu tư cần làm khi tài khoản đầu tư chứng khoán chứng khoán bị tấn công dữ liệu 

Tài khoản chứng khoán bị hack là sự lo lắng mới xuất hiện

1. Liên hệ trực tiếp với công ty chứng khoán khi tài khoản bị hack:  

Khi tài khoản chứng khoán chứng khoán bị tấn công dữ liệu, hãy liên hệ trực tiếp với công ty chứng khoán. Việc này giúp xác nhận tài sản và các thông tin liên quan đến tài khoản tại thời điểm trước khi bị tấn công. Hiện hệ thống của các công ty chứng khoán luôn có phần lưu trữ các thông tin dự phòng bên cạnh hệ thống giao dịch chính. Việc liên hệ sớm sẽ giúp công ty chứng khoán xác nhận thông tin tài khoản của bạn. Từ đó có căn cứ để so sánh, phục hồi sau khi giải quyết được tác động có thể có. Tham khảo thêm các tác động của việc tấn công dữ liệu tại đây

2. Thay đổi mật khẩu tài khoản chứng khoán thường xuyên trước khi tài khoản bị hack:  

Việc thay đổi mật khẩu khi tài khoản chứng khoán bị tấn công dữ liệu cũng giống như việc “mất bò mới lo làm chuồng”. Mặc dù vậy nếu có thể, hãy thay đổi lại mật khẩu. Ngoài ra sau khi nhận lại tài khoản và kiểm tra kỹ các thông tin liên quan, hãy thay đổi mật khẩu một lần nữa. Mật khẩu được khuyến cáo nên có độ dài từ 8 đến 14 ký tự, có sử dụng số, ký tự đặc biệt và chữ viết hoa. Cùng 1 mật khẩu nhưng nếu áp dụng thêm các mức độ biến động sẽ tăng khả năng bảo vệ lên rất nhiều. Ví dụ mật khẩu yếu: 1234567abc Mật khẩu mạnh hơn sẽ là 123654@Abc! 

3. Theo dõi kỹ tài khoản chứng khoán trong suốt quá trình phục hồi:  

Tài khoản chứng khoán sẽ rất khác tài khoản ngân hàng. Do tài sản trong tài khoản chứng khoán có chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,…  biến động liên tục do tác động của thị trường nên rất khó để đo lường tổn thất. Do đó cần ghi lại danh mục đầu tư, vị thế cụ thể từng mã chứng khoán để có thể dễ dàng tính toán thiệt hại sau khi phục hồi tài khoản. Việc quy trách nhiệm bồi thường phụ thuộc vào quá trình điều tra của cơ quan chức năng. Mặc dù vậy, nếu bản thân mỗi nhà đầu tư có thể tự theo dõi và đánh giá thiệt hại với tài sản của mình, khả năng được bồi thường sẽ lớn hơn.  

4. Cập nhật thông tin tài khoản chứng khoán thường xuyên và liên tục:  

Quá trình phục hồi tài khoản sau khi bị tấn công dữ liệu rất phức tạp. Do đó, nhà đầu tư cần cập nhật thông tin thường xuyên và liên tục từ phía công ty chứng khoán. Việc làm đó sẽ kịp thời bổ sung các giấy tờ cần thiết nếu được yêu cầu, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng sẽ hướng dẫn, đề xuất về quyền lợi hỗ trợ cho nhà đầu tư. Đây là các thông tin rất quan trọng. 

5. Lựa chọn công ty chứng khoán phù hợp:  

Cuối cùng, việc bảo vệ tốt nhất cho tài khoản là phòng ngừa nguy cơ chứ không phải là sửa chữa khi có sự cố. Hãy bắt đầu bằng việc cân nhắc lựa chọn các công ty chứng khoán uy tín, có đội ngũ hỗ trợ và nền tảng công nghệ đủ khả năng. Các công ty chứng khoán thuộc các ngân hàng có lợi thế tận dụng được nền tảng công nghệ, nhân sự và hạ tầng lớn là một lựa chọn rất tốt để nhà đầu tư có thể an tâm giao dịch.  

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!