4 giai đoạn của chu kỳ thị trường chứng khoán

Xác định các giai đoạn của chu kỳ thị trường chứng khoán có thể giúp bạn tìm được các cơ hội giao dịch và đầu tư tiềm năng.

Từ giao mùa cho đến sự lên xuống của nền kinh tế, các chu kỳ luôn diễn ra xung quanh chúng ta. Mỗi cái được điều khiển bởi những lực lượng riêng biệt và tạo thành từ các giai đoạn riêng lẻ. Các chu kỳ và giai đoạn cũng hiện diện trong chuyển động của cổ phiếu. Hiểu được động thái của chúng có thể giúp cung cấp cho các nhà đầu tư tìm thấy các cơ hội tiềm năng. 

Bốn giai đoạn của chu kỳ thị trường chứng khoán bao gồm tích lũy, tăng giá, phân phối và giảm giá. 

Giai đoạn 1 của chu kỳ thị trường chứng khoán: Tích lũy

Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể tìm thấy dấu hiệu qua từng cổ phiếu, ngành hoặc toàn bộ thị trường. Khi nhìn vào biểu đồ, bạn có thể thấy các đường chỉ báo đi ngang (sideways), nằm trong 1 phạm vi và có thể kéo dài trong một thời gian, đôi khi thậm chí trong nhiều năm.

Đây là giai đoạn các nhà đầu tư tổ chức bắt đầu tích lũy cổ phiếu. Đây là những người chơi có nguồn lực lớn, muốn có vị thế giá đẹp. Tuy nhiên, họ không thể mua vào cùng một lúc vì sợ đẩy giá cao hơn và làm tăng cơ sở chi phí (cost basis). Vì vậy, họ mua đều đặn khi cổ phiếu đạt mức giá mong muốn. Điều này đẩy giá cổ phiếu lên một chút. Sau đó, họ đợi các chuyển động được xử lý và giá quay trở lại mức mục tiêu trước khi lặp lại quy trình.

Trong giai đoạn này, rất ít nhà đầu tư có thể tham gia. Bởi vì giá không lên hay xuống đáng kể, không thu hút sự chú ý.  Mặt khác, đây là nơi các nhà đầu tư dài hạn có thể tự định vị mình để mở rộng hoặc thu hẹp vị thế nhằm tận dụng biến động giá.

Mua mọi thứ cùng một lúc có nghĩa là nhà đầu tư có thể bỏ lỡ cơ hội mua được mức giá tốt hơn vào ngày hôm sau hoặc tuần sau. Một miếng “cỡ vừa ăn” – đây có thể là cách tiếp cận tốt hơn so với việc mua mọi thứ cùng một lúc. Tuy nhiên, lựa chọn này có thể làm tăng chi phí giao dịch của bạn.

4 giai đoạn của chu kỳ thị trường chứng khoán

Giai đoạn 2 của chu kỳ thị trường chứng khoán: Sự tăng giá

Giai đoạn tích lũy được đặc trưng bởi các mức hỗ trợ và kháng cự, bao gồm hành động giá của một cổ phiếu. Giai đoạn tăng được xác định bằng việc giá cổ phiếu tăng lên trên mức kháng cự. Khi “đột phá” diễn ra, các nhà đầu tư thường thấy khối lượng tăng đột biến. Điều này xảy ra là do các tổ chức và cá nhân đã không mua trong giai đoạn tích lũy và hiện đang mua cổ phiếu.

Trong giai đoạn tăng giá, hành động giá có thể chuyển từ “trung tính” sang có xu hướng. Nếu các nhà đầu tư bắt đầu nhìn thấy các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn sau khi phá vỡ giá, đó có thể là dấu hiệu cho thấy giai đoạn tăng giá đã bắt đầu. Kiểu chuyển động này có thể thu hút sự chú ý. Khi ngày càng có nhiều người mua cổ phiếu, xu hướng tăng thường mạnh hơn. Cuối cùng nó trở thành đường parabol trước khi bước vào giai đoạn tiếp theo.

Trong giai đoạn tăng giá, nhà đầu tư có thể sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật như đường trung bình động đơn giản. Nó giúp theo dõi các mức hỗ trợ và kháng cự chính, từ đó cập nhật diễn biến giá. Trong giai đoạn này và thực sự là tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ thị trường chứng khoán, việc ghi nhớ kế hoạch giao dịch ban đầu có thể giúp các nhà đầu tư không đi chệch khỏi quỹ đạo nếu mọi thứ không diễn ra theo đúng ý muốn ngay lập tức.

Giai đoạn 3: Phân phối

Đây là giai đoạn đỉnh cao của một cổ phiếu, một ngành hoặc thị trường nói chung. Giai đoạn phân phối báo hiệu rằng một sự luân chuyển đang diễn ra khi những người mua sớm – những người đã mua trong giai đoạn tích lũy – cũng như nhà đầu tư mua sau này có thể bắt đầu bán hết hàng.

Một đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là khối lượng tăng nhưng giá không tăng. Đây là lúc cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao nhất vì tâm lý lạc quan cực kỳ cao. Ban đầu, những người mua mới có thể hấp thụ lực bán nhưng không đủ để tiếp tục đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn. Trong kịch bản này, cổ phiếu có thể sụp đổ dưới sức nặng của chính nó.

Một cách để xác định giai đoạn chu kỳ thị trường chứng khoán này là thông qua các mẫu biểu đồ, chẳng hạn như đỉnh đầu và vai hoặc đỉnh đôi. Việc phá vỡ dưới đường trung bình động 200 ngày cũng có thể là tín hiệu xác nhận rằng giai đoạn phân phối đã kết thúc.

4 giai đoạn của chu kỳ thị trường chứng khoán

Giai đoạn 4 của chu kỳ thị trường chứng khoán: Giảm giá (hoặc suy giảm)

Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ thị trường chứng khoán cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư muốn tránh. Tại thời điểm này, những người mua đã tham gia trong giai đoạn phân phối và đang ở dưới vị thế bắt đầu bán. Bởi vì những tổ chức tham gia đã không còn hoạt động từ lâu nên có rất ít người mua mới hấp thụ được lượng bán tăng lên. Điều này có thể khiến lượng bán nhiều hơn nữa.

Hiệu ứng xếp tầng này có thể khiến giá giảm rất nhanh và với khối lượng lớn. Giai đoạn này thường kết thúc khi mức hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ và khối lượng tăng đột biến nhiều lần mức trung bình hàng ngày. Tại thời điểm đó hầu hết lực bán ròng đã cạn kiệt. Cổ phiếu có thể quay trở lại giai đoạn tích lũy một lần nữa.

Một cách để các nhà đầu tư học cách xác định bốn giai đoạn của chu kỳ thị trường chứng khoán là nghiên cứu diễn biến biểu đồ trong quá khứ của các cổ phiếu khác nhau trong khung thời gian hàng tuần.

Tạm kết

Hiểu được bốn giai đoạn của hành động giá có thể tối đa hóa lợi nhuận. Bởi vì chỉ một trong các giai đoạn mang lại cho nhà đầu tư cơ hội kiếm lợi nhuận tối ưu trên thị trường chứng khoán. Nhận thức được chu kỳ và các giai đoạn chứng khoán, nhà đầu tư sẵn sàng kiếm lợi nhuận một cách nhất quán với mức rút vốn ít hơn . Nghiên cứu về chu kỳ thị trường chứng khoán giúp các nhà đầu tư nắm bắt được các điều kiện xu hướng của một cổ phiếu, cho dù đi ngang, tăng hay giảm. Điều này cho phép họ lập kế hoạch chiến lược kiếm lợi nhuận để tận dụng những gì giá đang diễn ra.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!