7 bài học từ thị trường giá xuống mà ai cũng nên biết 

Biết rõ mục tiêu đầu tư, tránh “tất tay” vào đầu cơ là 2 trong số những bài học khi vào chu kỳ thị trường giá xuống. 

Không ai muốn thấy khoản đầu tư của mình sụt giảm chứ đừng nói đến việc lao dốc. Đó là lý do khiến thị trường giá xuống vốn đã đáng lo ngại trở nên rủi ro hơn. Có những thời điểm, thị trường chứng khoán giảm 20-30% chỉ trong 1 phiên. 

Những tình huống như vậy ngày càng nhiều. Đó là lý do nhiều người đang tìm kiếm các bài học đằng sau đống đổ nát, củng cố kinh nghiệm và kiến thức trước những lần lao dốc trong tương lai. Dưới đây là 10 bài học từ thị trường giá xuống mạnh mẽ và kéo dài. 

1. Bài học từ thị trường giá xuống là cái gì lên thì phải xuống

Kinh doanh và thị trường chứng khoán có tính chu kỳ. Đây là một thực tế đã xảy ra xuyên suốt chiều dài lịch sử. Thật không may, có một xu hướng quá con người là nghĩ về tính lâu dài của các sự kiện. Chẳng hạn như kết luận rằng một thị trường đang bùng nổ sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong tương lai. 

Những người đang vay nợ đầu tư BĐS suy đoán rằng giá trị nhà cửa sẽ tiếp tục tăng trong thời gian ngắn. Họ kỳ vọng sẽ trở nên giàu có nhờ tăng giá. Đây là những người thường đã bước vào “con sóng” BĐS khi thị trường chạm đỉnh. 

Nhiều người đi vay biết rõ rằng họ không đủ khả năng mua nhà trong điều kiện thị trường bình thường. Tuy nhiên, họ vẫn “đánh bạc” rằng giá nhà đất sẽ tiếp tục tăng và chốt lời kịp thời. Nó cũng diễn ra tương tự trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư vẫn dễ dàng cho rằng một cổ phiếu nào đó (hoặc toàn bộ thị trường) sẽ luôn tăng giá và tiếp tục đổ tiền vào. Đừng trở thành nạn nhân của lối suy nghĩ này. Hãy suy đoán nếu cần thiết. Song, bạn cũng giữ sự tỉnh táo, nhận ra rằng cái gì đi lên thì luôn phải đi xuống.

7 bài học từ thị trường giá xuống

2. Tách biệt “tiền chơi” khỏi các khoản đầu tư cốt lõi

Hãy tách biệt số tiền bạn đầu tư vào cổ phiếu mà bạn hy vọng sẽ thu được lợi nhuận ngắn hạn khỏi các khoản đầu tư cốt lõi cho nghỉ hưu hoặc giáo dục của con cái. Không có gì sai với việc đầu tư mang tính đầu cơ như vậy. Nhiều nhà đầu tư có phong cách đầu tư với “lướt sóng” trên thị trường và nhiều lần thành công. 

Vấn đề xảy ra khi hoạt động đầu cơ, đặc biệt với những người thường dùng đòn bẩy, thường mắc lỗi trùng lặp với những người đầu tư BĐS kể trên. Do đó, họ đặt toàn bộ tiền vào một “canh bạc” và gặp rủi ro lớn khi thị trường lao đốc. Hãy giới hạn các khoản đầu tư tùy ý. Như vậy, bạn sẽ phần nào bảo vệ mình khỏi sự sụp đổ của thị trường giá xuống.

3. Một quỹ đầu tư cũ và bảo thủ không tránh khỏi thua lỗ trong thị trường giá xuống

Phố Wall đang cố gắng truyền bá quan niệm rằng các nhà đầu tư không thể mắc sai lầm nếu họ đầu tư vào các quỹ tương hỗ hoặc quỹ chỉ số. “Bạn sẽ thoát ra được trừ khi toàn bộ thị trường sụt giảm” là cách bảo vệ điển hình của những phương tiện đầu tư này. 

Nhưng đôi khi toàn bộ thị trường sụp đổ, như nó đã từng xảy ra kể từ cuối năm 2008. Khi đó, các quỹ chỉ số và quỹ tương hỗ được gắn với kết quả hoạt động của toàn bộ thị trường chứng khoán có thể và thực sự bị thua lỗ – đôi khi là những khoản lỗ to lớn. Nếu bạn có tầm nhìn dài hạn – nghĩa là nếu bạn còn trẻ – bạn có thể đủ khả năng để chờ đợi trong khi số tiền bạn nắm giữ trong các quỹ này tăng trở lại. Nhưng nếu không, việc chỉ đầu tư vào quỹ chỉ số cũng không giúp bạn tránh khỏi thua lỗ.

7 bài học từ thị trường giá xuống

4. Đó là về lợi nhuận, không phải giá cổ phiếu

Hầu hết mọi người thiếu thời gian hoặc không muốn nghiên cứu nhiều về các công ty mà họ đầu tư vào. Đây là lý do khiến quỹ chỉ số và quỹ tương hỗ trở thành một ý tưởng hay đối với những người này. Warren Buffett có một cách tiếp cận khác. Thay vì tập trung vào việc đọc nhanh, dễ dàng về hiệu quả hoạt động của công ty – giá cổ phiếu – Buffet tập trung vào bản thân doanh nghiệp và lợi nhuận của nó.

Đó là lý do tại sao ông ấy không bán Coca-Cola (NYSE: KO). Mặc dù giá cổ phiếu không thay đổi trong hơn 2 năm đầu những năm 1990, chỉ vài năm sau khi ông mua nó vào năm 1988, thu nhập ròng và dòng tiền tự do tiếp tục tăng. Lúc này thị trường mới nhận ra doanh nghiệp đang làm gì và cổ phiếu đã tăng vọt khoảng 300% trước khi lao dốc trở lại vào năm 1998. Chỉ cần tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp đó đã mang lại cho ông mức tăng tổng cộng 600%, thậm chí bao gồm cả đợt giảm giá sau đó. 

Nhiều công ty có dòng tiền và lợi nhuận hoàn toàn lành mạnh đã chứng kiến ​​giá cổ phiếu của họ giảm chỉ vì nỗi sợ hãi của nhà đầu tư. Lời khuyên của Warren Buffett dành cho các nhà đầu tư trên thị trường sụt giảm là hãy bỏ qua những cảm xúc này để có được những dữ liệu lạnh lùng về khả năng tồn tại thực sự của công ty.

5. Nền kinh tế chung vào xu hướng giảm không có nghĩa là tất cả các khoản đầu tư đều thua lỗ

Hầu hết mọi người xu hướng thảo luận về suy thoái kinh tế theo những thuật ngữ chung chung, sâu rộng. Họ đều cho rằng thị trường giá xuống có nghĩa là toàn bộ nền kinh tế đang trong tình trạng hỗn loạn. Cách tiếp cận đúng nhất là hãy tìm hiểu về hoàn cảnh cụ thể mà công ty hoặc ngành nào đó phải đối mặt.

Giả sử bạn quan tâm đến một công ty khai thác. Vậy hãy xem liệu công ty đó có thể khai thác kim loại từ lòng đất với giá rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh hay không. Nó thể là cách kiểm soát chi phí, không sử dụng đòn bẩy quá mức và có thể kiếm lợi nhuận tốt. 

Nếu các tiêu chí này được đáp ứng, khó có khả năng “nền kinh tế đang suy thoái” sẽ khiến khoản đầu tư này thất bại. 

7 bài học từ thị trường giá xuống

6. Đầu tư theo mục tiêu, phù hợp với độ tuổi của bạn

Trước những tin tức tiêu cực, việc bán tháo dường như sẽ khiến tâm trạng bạn ổn định hơn. Nhiều người cũng cho rằng đây là cách bảo vệ nguồn vốn hiệu quả. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng đúng. 

Lời khuyên “cắt lỗ” có thể áp dụng cho một người đàn ông 60 tuổi còn năm hoặc sáu năm nữa cho đến khi ông ta cần thanh lý khoản đầu tư của mình để nghỉ hưu. Nhưng nó có phù hợp với một thanh niên 25 tuổi còn ít nhất 40 năm đầu tư không? Vấn đề là hãy chú ý đến khoảng thời gian của bạn khi đưa ra quyết định đầu tư trong thị trường giá xuống, thay vì cắt lỗ theo kiểu đột ngột.

7. Tin xấu đến dồn dập trong thị trường giá xuống

Đằng sau mỗi vụ sụp đổ, người ta thường tìm thấy một loạt tin xấu. Theo sau là những tin còn tệ hơn cho đến khi những tin nhỏ đó trở thành cơn sóng thần ập xuống chỉ số. Điều này đúng ngay cả trong các công ty cụ thể. Một số trong đó lớn đến mức gây ra sự suy thoái trên toàn thị trường khi họ phá sản. 

Chẳng hạn, theo dòng thời gian, những tin tức xấu phát ra từ công ty Bear Stearns bắt đầu từ giữa năm 2007, dưới hình thức lợi nhuận giảm dần và các khoản vay đáng ngờ để bảo lãnh cho các quỹ phòng hộ bị ảnh hưởng bởi vụ phá sản nhà đất. Quả thực, một số nhà đầu tư rõ ràng đã thấy trước rắc rối ở Bear Stearns, nhưng không chiếm đa số. Vấn đề là những tin xấu thường báo trước những điều tồi tệ sắp xảy đến, vì vậy hãy cẩn thận.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!