Bong bóng kinh tế tác động đến đầu tư như thế nào? 

Khi bong bóng kinh tế vỡ, chúng có xu hướng để lại hậu quả, chẳng hạn giá cổ tất cổ phiếu lao dốc trong thời gian dài. 

Xu hướng kinh tế luôn năng động và thay đổi liên tục do các yếu tố chính trị, địa lý, tài chính và kinh tế xã hội. Những thay đổi này thường dẫn đến sự hình thành bong bóng kinh tế.  Bong bóng kinh tế là tình trạng chứng khoán và tài sản được giao dịch ở mức giá cao hơn nhiều so với giá trị nội tại của chúng. 

Điều gì gây ra bong bóng kinh tế?

Không có lý do cụ thể nào cho việc hình thành bong bóng kinh tế. Các nhà kinh tế và phân tích có quan điểm khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, một số tình huống có thể dẫn đến hình thành bong bóng kinh tế là:

  • Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn bùng nổ. Lúc này các ngành công nghiệp và công ty thịnh vượng và phát triển. Từ đó mang lại mức lương cao hơn cho nhân viên. Điều này làm tăng thu nhập khả dụng của hộ gia đình. Mọi người bắt đầu đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau. Kết quả là giá của các tài sản khác nhau tăng lên, dẫn đến bong bóng.
  • Khi nền kinh tế mở rộng, số lượng tài sản lưu động tăng lên. Tài sản lưu động (current assets) là những tài sản ngắn hạn, thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận bao gồm có tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, hiện vật (vật tư, hàng hóa), các khoản nợ phải thu ngắn hạn. Khi lãi suất cho vay giảm, nhiều người vay tiền để đầu tư vào những tài sản này. Do đó, nhu cầu về những tài sản này tăng lên. Kết quả là giá của những tài sản này bắt đầu tăng mạnh.

Bong bóng kinh tế tác động đến đầu tư như thế nào?

Các giai đoạn của bong bóng kinh tế

Một bong bóng kinh tế điển hình có 5 giai đoạn. Nó bao gồm:

  • Sự chuyển dời (displacement): Nó xảy ra khi các nhà đầu tư bắt đầu tập trung vào một xu hướng hoặc công nghệ mới trên thị trường. Ví dụ, nếu lãi suất cho vay mua nhà giảm, một lượng lớn người tiêu dùng sẽ bắt đầu vay tiền mua nhà. Kết quả là, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào bất động sản. Điều này cuối cùng có thể làm tăng giá bất động sản.
  • Bùng nổ: Khi nhiều nhà đầu tư bị thu hút bởi xu hướng này, giá bắt đầu tăng với tốc độ nhanh chóng.
  • Sự phấn kích: Giá của các tài sản khác nhau tăng vọt. Nhưng điều đó không làm nản lòng các nhà đầu tư. Họ tiếp tục trả giá cao hơn để có được lợi nhuận cao hơn.
  • Chốt lời: Các nhà đầu tư thận trọng lo lắng về khả năng “vỡ bong bóng” sẽ bắt đầu bán tài sản của mình để kiếm lợi nhuận.
  • Hoảng loạn: Cuối cùng, bong bóng vỡ và giá bắt đầu giảm nhanh chóng. 

Các loại bong bóng

Có rất nhiều bong bóng tài sản có thể hình thành trên thị trường. Nhưng nhìn chung, chúng có thể được phân thành 4 loại:

  • Bong bóng thị trường chứng khoán: Khi giá thị trường của cổ phiếu vốn tăng nhanh vượt quá giá trị nội tại của chúng, bong bóng thị trường chứng khoán sẽ hình thành. 
  • Bong bóng tín dụng: Bong bóng tín dụng liên quan đến nhu cầu ngày càng tăng đối với các khoản vay tiêu dùng, các công cụ nợ như trái phiếu, và các hình thức tín dụng khác. Ví dụ, nếu lãi suất cho vay giảm hoặc các công cụ nợ có lãi suất cao hơn, điều đó có thể làm phát sinh bong bóng tín dụng.
  • Bong bóng hàng hóa: Bong bóng hàng hóa được hình thành khi giá hàng hóa như dầu, vàng và các kim loại khác tăng đáng kể.
  • Bong bóng thị trường: Bong bóng thị trường liên quan đến các bộ phận khác của nền kinh tế. Ví dụ, nếu bong bóng hình thành trong ngành bất động sản, nó sẽ được gọi là bong bóng thị trường.

Bong bóng kinh tế tác động đến đầu tư như thế nào?

Ví dụ về bong bóng kinh tế 

Bong bóng kinh tế đã từng xảy ra trước đây và có khả năng sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. “Khi nào” xảy ra bong bóng kinh tế không phải là điều đáng lo ngại mà là ‘làm thế nào’ cần được theo dõi. Giống như cách các nhà đầu tư nên bảo vệ tài sản hoặc sức mua của mình hoặc xây dựng đủ nguồn dự trữ để ứng phó với khủng hoảng.

Hãy cùng tìm hiểu các bong bóng kinh tế trong quá khứ và những gì chúng ta có thể học được.  

1. Bong bóng Dot-com ở Hoa Kỳ

Vào cuối những năm 1990, việc sử dụng Internet đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, một số lượng lớn các nhà đầu tư đã bắt đầu đầu tư vào các công ty dựa trên internet. Kết quả là giá trị cổ phiếu của các công ty này tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, khi thị trường đạt đỉnh, các nhà đầu tư trở nên cảnh giác và bắt đầu bán tài sản của mình để kiếm lợi nhuận. Giá trị của những cổ phiếu này bắt đầu giảm. Điều này dẫn đến một vụ vỡ bong bóng ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán. Nhiều công ty phá sản và phải đóng cửa.

2. Bong bóng nhà ở Mỹ

Kể từ năm 2000, thị trường bất động sản ở Mỹ đã tiến tới bong bóng nhà đất bùng nổ vào năm 2007-2008. Nó được gọi là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn. Mọi chuyện bắt đầu với việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hạ lãi suất xuống mức thấp nhất. Mặc dù nó được thực hiện với mục đích tố, kết quả lại là giá nhà tăng theo vòng xoáy. Khi người vay tận dụng lãi suất thấp, ngay cả những người có lịch sử tín dụng kém cũng có thể vay tiền và mua nhà.

Các ngân hàng đã bán chúng cho các ngân hàng đầu tư dưới dạng chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp có rủi ro thấp. Khi lãi suất bắt đầu tăng, người đi vay cảm thấy khó khăn và bắt đầu vỡ nợ khi phải thanh toán thế chấp. Khi các ngân hàng cố gắng bán tài sản thế chấp, những ngôi nhà có giá trị thấp hơn rất nhiều so với số tiền được mua. 

3. Hội chứng Tulip

Một ví dụ khác là bong bóng hoa Tulip ở Hà Lan. Theo báo cáo, giá cyar đã lên tới 50.000 USD cho mỗi bông hoa Tulip. Sau này nó được biết đến với cái tên nổi tiếng là Tulipmania. Đây nhìn chung được coi là bong bóng đầu cơ đầu tiên được ghi lại trong lịch sử. 

Bong bóng kinh tế tác động đến đầu tư như thế nào?

Bài học chính

Bạn không thể xác định chính xác khi nào bong bóng kinh tế xảy ra. Vì vậy, là một nhà đầu tư, bạn nên thận trọng khi đầu tư vào thị trường có xu hướng tăng. Nếu giá thị trường đang tăng, hãy kiểm tra giá trị cơ bản của tài sản trước khi đầu tư vào chúng. Xem liệu giá bạn trả cho một cổ phiếu có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không. 

Nếu chi phí của tài sản vượt quá giá trị nội tại, đó là dấu hiệu của sự hình thành bong bóng. Bạn có thể đầu tư vào những tài sản với kỳ vọng nhận được mức lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, điều này khá rủi ro. Hãy sử dụng các chỉ số tài chính như tỷ lệ Giá trên vốn chủ sở hữu hoặc tỷ lệ giá trên sổ sách để xác định xem cổ phiếu được định giá cao hay bị định giá thấp. 

Đầu tư theo khẩu vị rủi ro của bạn. Ví dụ, giả sử bạn đã đầu tư với mục tiêu kiếm được 50% hoặc 80% lợi nhuận từ một cổ phiếu. Khi đạt được con số đó hay cân nhắc chốt lời toàn bộ hoặc một phần.

Có rất nhiều người đã kiếm được lợi nhuận đáng kể ngay cả trong thời kỳ bong bóng kinh tế. Hãy quan sát cẩn thận, và phân tích kỹ lưỡng tình hình thị trường trước khi đầu tư. 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!