Bull trap – Bẫy tăng giá là gì?

Bẫy tăng giá là một trong những cạm bẫy khiến nhà đầu tư dễ dàng rơi vào trạng thái thua lỗ. 

Khi nhìn thấy những món đồ xinh xắn với mức giá thấp hơn kỳ vọng, nhiều người không ngại ngần rút ví. Song, đây chưa chắc đã là một món hời nếu chất lượng sản phẩm rất tệ, không được như hình hay mô tả của cửa hàng. Đây là một “cái bẫy” mà rất nhiều người mắc phải trong quá trình mua sắm online. 

Nó cũng tương tự với câu chuyện lựa chọn khoản đầu tư. Khi cổ phiếu bỗng dưng tăng mạnh, nhiều người sẽ rất khó kiểm soát “lòng tham” của bản thân và rơi bẫy. Mua cổ phiếu và nghĩ rằng nó sẽ tăng giá dài trong tương lai và đưa lại lợi nhuận lớn. 

Bull trap - Bẫy tăng giá là gì?

Định nghĩa Bẫy tăng giá

Bull Trap hay bẫy tăng giá là khi thị trường chứng khoán đang trong xu hướng giảm thì có dấu hiệu “quay đầu”. Tuy nhiên, đây chỉ là tín hiệu giả nhằm đánh lừa nhà đầu tư muốn bắt đáy mua cổ phiếu đang ở giá thấp, mong muốn kiếm lời khi nghĩ rằng thị trường sẽ phục hồi trong thời gian này. 

Sau đợt tăng giá ngắn ngủi, thị trường lại đảo ngược hướng, quay trở lại xu hướng giảm và thậm chí còn giảm nhiều hơn, thường là dưới mức khi bẫy tăng giá bắt đầu. Các nhà đầu tư rơi vào bẫy (vì họ cho rằng giá sẽ tiếp tục tăng) mua phải cổ phiếu tiếp tục mất giá trị. 

Hãy tưởng tượng rằng cổ phiếu XYZ đang hoạt động tương đối tốt, đạt giá trị 100 nghìn đồng. Tuy nhiên, hiệu suất của XYZ bắt đầu chững lại và nó giảm xuống còn 50 nghìn đồng trong vòng vài tháng.

Sau khi đạt mức giá 50 nghìn đồng, XYZ lại bắt đầu tăng giá trong vài phiên lên 55 nghìn. Vào thời gian này, các nhà đầu tư bắt đầu mua cổ phiếu, kỳ vọng XYZ sẽ trở lại mức cao trước đó. Song trên thực tế, XYZ lại giảm xuống còn 40 nghìn đồng. 

Bẫy tăng giá này xảy ra khi XYZ đạt 50 nghìn đồng và bắt đầu tăng. Điều này đánh lừa các nhà đầu tư tin rằng nó sẽ tiếp tục tăng giá trị để mua cổ phiếu và sau đó “ôm hận” vì giá lại tiếp tục giảm mạnh. 

Bull trap - Bẫy tăng giá là gì?

Bẫy tăng giá hoạt động như thế nào và tại sao nó lại xảy ra?

Bẫy tăng giá xảy ra vì nhiều lý do và thường khó có thể xác định chính xác. Một lập luận phổ biến là các nhà đầu tư thường lạc quan khi nhìn thấy một cổ phiếu họ thích đạt mức giá thấp. Những nhà đầu tư đó quyết định rằng đã đến lúc mua cổ phiếu ở mức họ cho giảm giá so với giá trị thực tế của chúng. Khi cổ phiếu tăng giá, các nhà đầu tư khác có thể sợ bỏ lỡ lợi nhuận tiềm năng và cũng bắt đầu mua cổ phiếu, trực tiếp thúc đẩy giá trị tăng thêm.

Khi giá cổ phiếu tăng vượt quá một điểm nhất định, các nhà đầu tư đã nắm giữ cổ phiếu trong thời kỳ suy thoái có thể quyết định bán bớt cổ phiếu khi có cơ hội. Điều này làm tăng nguồn cung cổ phiếu so với cầu và dẫn đến sự quay trở lại của xu hướng giảm giá. Theo lý thuyết giá thị trường, khi nguồn cung 100 nhưng nhu cầu từ người tiêu dùng chỉ có 80 thì giá sẽ giảm. 

Một ví dụ về bẫy tăng giá trên toàn thị trường có thể kể đến chỉ số S&P 500, được coi là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ, từ năm 2007 đến năm 2009. S&P đã giảm 17% trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008. Trong 2 tháng tiếp theo, S&P đã phục hồi khoảng một nửa số lỗ của mình. Tuy nhiên, đây là một cái bẫy tăng giá vì lợi nhuận chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. S&P giảm xuống 683 vào tháng 3 năm 2009, mức thấp nhất kể từ năm 1996. 

Bull trap - Bẫy tăng giá là gì?

Bẫy tăng giá có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư cá nhân?

Nếu bạn là một nhà đầu tư cá nhân ưa thích mua bán cổ phiếu riêng lẻ hoặc thường xuyên thực hiện các giao dịch trong danh mục đầu tư của mình, bạn nên để mắt đến các bẫy tăng giá. Bởi vì nếu không, bạn có thể sẽ xác định sai mức giá kỳ vọng của các cổ phiếu và dẫn đến đầu tư thua lỗ.

Có thể rất khó xác định các bẫy tăng giá so với sự đảo ngược thực tế trong xu hướng giá của chứng khoán. Theo một số chuyên gia tài chính, có 2 chỉ số kỹ thuật phổ biến để nhận biết bẫy tăng giá. Trong đó, theo dõi các cổ phiếu đang đảo ngược xu hướng giá nhưng có khối lượng giao dịch thấp hoặc nếu chúng vượt qua mức giá trung bình động. Đường trung bình động là chỉ báo tìm xu hướng thị trường dựa trên tỷ giá trong quá khứ. 

Nếu bạn lo lắng về việc mắc bẫy tăng giá, hãy đặt ra nguyên tắc cắt lỗ. Phương pháp hiệu quả nhất để tránh bẫy tăng giá là đầu tư dài hạn, đa dạng danh mục với khoản đầu tư an toàn hơn như quỹ tương hỗ. 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!