Cách nghiên cứu cổ phiếu đơn giản nhưng hiệu quả

Nghiên cứu cổ phiếu giúp bạn đánh giá một công ty và quyết định liệu nó có đáng để thêm vào danh mục đầu tư của bạn hay không.

Nghiên cứu cổ phiếu là một phương pháp phân tích cổ phiếu dựa trên các yếu tố như tình hình tài chính, đội ngũ lãnh đạo và sự cạnh tranh của công ty. Nó giúp các nhà đầu tư đánh giá 1 cổ phiếu và quyết định liệu nó có phù hợp với danh mục của bản thân không. 

Có 4 bước nghiên cứu cổ phiếu. Một lưu ý trước khi đi sâu vào từng bước: Cổ phiếu được coi là khoản đầu tư dài hạn vì chúng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro; bạn cần thời gian để vượt qua mọi thăng trầm và kiếm lãi trong lâu dài. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào cổ phiếu là cách tốt nhất để kiếm được số tiền bạn không cần đến trong ít nhất 5 năm tới. 

1. Thu thập tài liệu nghiên cứu cổ phiếu

Bắt đầu bằng việc xem xét tình hình tài chính của công ty. Đây được gọi là nghiên cứu định lượng. Bạn có thể xem các báo cáo tài chính trên các trang web của doanh nghiệp hoặc trang tin chứng khoán. 

Báo cáo thường niên bao gồm các báo cáo tài chính quan trọng đã được kiểm toán độc lập. Tại đây, bạn có thể xem lại bảng cân đối kế toán của công ty, nguồn thu nhập và cách công ty xử lý tiền mặt cũng như doanh thu và chi phí của công ty. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cập nhật hàng quý về hoạt động và kết quả tài chính.

nghiên cứu cổ phiếu

2. Thu hẹp trọng tâm 

Những báo cáo tài chính này chứa nhiều con số và rất dễ bị sa lầy. Hãy tập trung vào vào một số những chỉ số tài chính quan trọng: 

  • Nghiên cứu cổ phiếu trong khía cạnh doanh thu

Đây là số tiền mà công ty thu được trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là con số đầu tiên bạn sẽ thấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đôi khi doanh thu được chia thành “doanh thu hoạt động” và “doanh thu không hoạt động”. Doanh thu hoạt động đáng chú ý nhất vì nó được tạo ra từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty. Doanh thu không hoạt động thường đến từ các hoạt động kinh doanh một lần, chẳng hạn như bán tài sản.

  • Thu nhập ròng

Con số này thường sẽ ở những dòng cuối cùng của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là tổng số tiền công ty đã kiếm được sau khi trừ chi phí hoạt động, thuế và khấu hao khỏi doanh thu. Doanh thu tương đương với tổng lương của bạn và thu nhập ròng tương đương với số tiền còn lại sau khi bạn đã nộp thuế và bảo hiểm. 

  • Thu nhập và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Khi bạn chia thu nhập cho số lượng cổ phiếu có sẵn để giao dịch, bạn sẽ nhận được thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Con số này cho thấy khả năng sinh lời của công ty trên mỗi cổ phiếu, giúp dễ dàng so sánh với các công ty khác.

Thu nhập không phải là thước đo tài chính hoàn hảo vì nó không cho bạn biết công ty sử dụng vốn như thế nào hoặc hiệu quả ra sao. Một số công ty lấy những khoản thu nhập đó và tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Một số khác trả chúng cho các cổ đông dưới dạng cổ tức.

  • Tỷ lệ giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E)

Chia giá cổ phiếu hiện tại của công ty cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu – thường trong 12 tháng qua – sẽ cho bạn tỷ lệ P/E hiện tại của công ty. Thước đo này cho bạn biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để nhận được 1 đồng thu nhập hiện tại của công ty.

Hãy nhớ rằng tỷ lệ P/E được lấy từ cách tính toán thu nhập trên mỗi cổ phiếu có thể có sai sót. Các ước tính này thường tập trung vào ngắn hạn. Vì vậy nó không phải là một thước đo độc lập. 

  • Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tài sản (ROA): 

ROE cho thấy công ty tạo ra bao nhiêu lợi nhuận với mỗi đồng cổ đông đã đầu tư. Vốn chủ sở hữu là vốn chủ sở hữu của cổ đông. ROA cho biết công ty tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản. Những chỉ số này cho bạn thông tin về mức độ hiệu quả của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận.

Mặt khác, một số công ty có thể sử dụng mẹo tăng ROE bằng cách mua lại cổ phiếu để giảm mẫu số vốn chủ sở hữu của cổ đông. Tương tự, nhận thêm nợ – chẳng hạn như các khoản vay để tăng hàng tồn kho hoặc tài trợ cho tài sản – sẽ làm tăng số lượng tài sản được sử dụng để tính ROA. 

Nghiên cứu cổ phiếu

3. Chuyển sang nghiên cứu cổ phiếu định tính

Nghiên cứu cổ phiếu định lượng tiết lộ những thông tin tài chính đen trắng của một công ty. Còn nghiên cứu cổ phiếu định tính cung cấp những chi tiết mang màu sắc kỹ thuật giúp bạn có bức tranh chân thực hơn về hoạt động và triển vọng của công ty.

Warren Buffett có câu nói nổi tiếng: “Mua cổ phiếu của một công ty vì bạn muốn sở hữu nó chứ không phải vì bạn muốn cổ phiếu tăng giá”. Đó là bởi vì bạn đang mua cổ phần cá nhân trong một doanh nghiệp.

Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn sàng lọc các đối tác kinh doanh tiềm năng của mình:

  • Công ty kiếm tiền bằng cách nào? 

Đôi khi câu trả lời rất dễ dàng. Chẳng hạn như một nhà bán lẻ quần áo có hoạt động kinh doanh chính là bán quần áo. Tuy nhiên có những công ty sở hữu nhiều nguồn thu nhập. Chẳng hạn, một công ty thức ăn nhanh có phần lớn doanh thu từ việc bán nhượng quyền thương mại hoặc một công ty điện tử dựa vào việc cung cấp tài chính cho người tiêu dùng để tăng trưởng. Một nguyên tắc nhỏ đã giúp ích rất nhiều cho Buffett: Đầu tư vào những công ty thông thường mà bạn thực sự hiểu rõ.

  • Công ty này có lợi thế cạnh tranh không? 

Hãy tìm kiếm về những điểm doanh nghiệp đang làm tốt hơn trong lĩnh vực của mình. Đây có thể là thương hiệu, mô hình kinh doanh, khả năng đổi mới, khả năng nghiên cứu, quyền sở hữu bằng sáng chế, hoạt động xuất sắc hoặc khả năng phân phối vượt trội,… Đối thủ cạnh tranh càng khó chọc thủng hào quang của công ty, lợi thế cạnh tranh càng mạnh.

  • Đội ngũ quản lý như thế nào? 

Một công ty chỉ tốt khi người lãnh đạo có khả năng vạch ra lộ trình và định hướng cho doanh nghiệp. Bạn có thể tìm ban lãnh đạo doanh nghiệp bằng cách tham gia hội nghị hàng năm, xem các bài tin tức. Hãy cảnh giác với các hội đồng quản trị bao gồm chủ yếu là người trong nội bộ công ty. Đội ngũ đứng đầu nên là những người có tư duy độc lập, có thể đánh giá khách quan các hành động của ban quản lý.

Điều gì có thể xảy ra sai sót? Có những thay đổi cơ bản sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong nhiều năm. Xác định các dấu hiệu nguy hiểm tiềm ẩn bằng cách sử dụng kịch bản “điều gì sẽ xảy ra nếu”: Người kế nhiệm CEO bắt đầu đưa công việc kinh doanh theo một hướng khác; một đối thủ cạnh tranh xuất hiện; công nghệ mới chiếm đoạt sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

Nghiên cứu cổ phiếu

4. Đưa nghiên cứu cổ phiếu vào bối cảnh

Như bạn có thể thấy, có vô số chỉ số, thông tin các nhà đầu tư có thể sử dụng để đánh giá tình hình tài chính chung của công ty và tính toán giá trị nội tại của cổ phiếu công ty đó. Nhưng chỉ nhìn vào doanh thu hoặc thu nhập của công ty trong 1 năm hoặc các quyết định gần đây nhất của đội ngũ quản lý sẽ vẽ ra một bức tranh không đầy đủ.

Trước khi mua bất kỳ cổ phiếu nào, bạn cần xây dựng một bản thông tin đầy đủ về công ty và những yếu tố nào khiến công ty xứng đáng để hợp tác lâu dài. Và để làm được điều đó, bối cảnh là chìa khóa.

Đối với bối cảnh dài hạn, hãy quay lại lăng kính nghiên cứu của bạn để xem xét dữ liệu lịch sử. Điều này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về khả năng phục hồi của công ty trong những thời điểm khó khăn. Cách doanh nghiệp phản ứng trước những thách thức và khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như mang lại giá trị cho cổ đông theo thời gian.

Sau đó, hãy xem công ty phù hợp với bức tranh toàn cảnh như thế nào bằng cách so sánh các con số và tỷ lệ chính ở trên với mức trung bình của ngành và các công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh tương tự. Nhiều công ty chứng khoán cung cấp các công cụ nghiên cứu trên trang web của họ. 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!