Hiệu ứng cuối tuần mô tả xu hướng giá cổ phiếu giảm vào thứ hai. Tức là giá đóng cửa vào thứ hai thấp hơn giá đóng cửa vào thứ sáu trước đó.
Hiệu ứng cuối tuần là gì?
Hiệu ứng cuối tuần là một trong những điều “bất thường” trong thị trường chứng khoán. Lý thuyết này cho rằng trong những khoảng thời gian nghỉ giao dịch theo lịch trình, chẳng hạn như vào các ngày lễ và cuối tuần, thị trường không ổn định. Họ nhận thấy những sự biến động tăng cao ban đầu và suy giảm ở điểm cuối.
Cụ thể, hiệu ứng cuối tuần là một hiện tượng trên thị trường tài chính, trong đó lợi nhuận của cổ phiếu vào thứ hai thường thấp hơn đáng kể so với thứ sáu ngay trước đó.
Một lời giải thích cho hiệu ứng cuối tuần là xu hướng con người hành động phi lý. Hành vi giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân là một yếu tố góp phần vào mô hình này. Đối mặt với sự không chắc chắn, con người thường đưa ra những quyết định không phản ánh khả năng phán đoán tốt nhất của họ.
Đôi khi, thị trường vốn phản ánh tính phi lý của những người tham gia, đặc biệt khi xem xét tính biến động cao của giá cổ phiếu và thị trường. Quyết định của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, và đôi khi là vô thức. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn tích cực bán cổ phiếu hơn vào các ngày thứ hai, đặc biệt sau những tin tức xấu trên thị trường.
Điều gì gây ra hiệu ứng cuối tuần?
Các nhà nghiên cứu của Fed đã chỉ ra một số lý do đằng sau hiệu ứng này:
- Họ nhận thấy sự khác biệt giữa khuyến nghị của nhà môi giới và những gì nhà đầu tư thực sự làm vào cuối tuần. Trong tuần, các nhà đầu tư quá bận rộn để tiến hành nghiên cứu thị trường của riêng mình và làm theo lời khuyên của nhà môi giới. Họ có nhiều thời gian hơn vào cuối tuần để đưa ra kết luận đầu tư của riêng mình, thường dựa trên cơ sở bán.
- Phải mất nhiều ngày để một giao dịch được giải quyết, khiến cổ phiếu thường đóng cửa cao hơn vào thứ Sáu và giảm giá vào thứ Hai.
- Ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức của cổ phiếu phổ thông có xu hướng diễn ra vào thứ hai, điều này tạo ra xu hướng giảm giá vào cuối tuần.
- Các tin tức tiêu cực về doanh nghiệp thường xảy ra sau khi thị trường đóng cửa vào thứ Sáu, khiến cổ phiếu mở cửa giảm giá khi thị trường mở cửa trở lại vào thứ Hai.
Hiệu ứng này có luôn đúng không?
Năm 1973, Tạp chí Phân tích Tài chính đăng một bài báo của Frank Cross có tựa đề “Hành vi của giá cổ phiếu vào các ngày thứ Sáu và thứ Hai” đã đề cập lý thuyết này. Cross, một nhà phân tích được đào tạo trong giới hàn lâm, đã sử dụng phân tích thống kê để so sánh kết quả giữa sự phân bổ sự thay đổi giá vào thứ Sáu và thứ Hai hàng tuần khi thị trường chứng khoán mở cửa từ năm 1953 đến năm 1970.
Một số lý thuyết cố gắng giải thích hiệu ứng cuối tuần chỉ ra xu hướng các công ty tung ra tin xấu vào thứ Sáu sau khi thị trường đóng cửa, sau đó làm giảm giá cổ phiếu vào thứ Hai. Những người khác cho rằng hiệu ứng này có thể liên quan đến việc bán khống. Ngoài ra, hiệu ứng này có thể đơn giản là kết quả của sự lạc quan mờ nhạt của các nhà giao dịch trong khoảng thời gian từ thứ Sáu đến thứ Hai.
Hiệu ứng cuối tuần là một đặc điểm thường xuyên của các mô hình giao dịch chứng khoán trong nhiều năm. Theo một nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang (FED), trước năm 1987, có một khoản lợi nhuận âm đáng kể về mặt thống kê vào cuối tuần. Tuy nhiên, nghiên cứu đã đề cập rằng lợi nhuận âm này đã biến mất trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến năm 1998. Kể từ năm 1998, sự biến động vào những ngày cuối tuần đã tăng trở lại. Nguyên nhân của hiệu ứng này vẫn là chủ đề gây tranh cãi.
Hiệu ứng cuối tuần đảo ngược
Nghiên cứu đối lập về “hiệu ứng cuối tuần đảo ngược” đã được thực hiện bởi một số nhà phân tích. Họ cho thấy rằng lợi nhuận vào thứ hai thực sự cao hơn lợi nhuận vào những ngày khác. Một số nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của nhiều hiệu ứng cuối tuần, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Trong đó, các công ty nhỏ có lợi nhuận nhỏ hơn vào thứ Hai và các công ty lớn có lợi nhuận cao hơn vào thứ Hai. Hiệu ứng cuối tuần đảo ngược cũng được cho là chỉ xảy ra ở thị trường chứng khoán Mỹ.