Khi lịch chuyển sang tháng 1, một số nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ hồi phục. Các nhà phân tích gọi đó là hiệu ứng tháng Giêng.
Hiệu ứng tháng Giêng là sự gia tăng theo mùa của giá cổ phiếu trong tháng Giêng. Các nhà phân tích thường cho rằng sự phục hồi này là do lượng mua tăng lên, theo sau đợt giảm giá thường xảy ra vào tháng 12.
Tuy nhiên điều này có luôn diễn ra trong từng năm?
Nhà đầu tư có nên bán cổ phiếu vào cuối năm và mua lại tháng 1 năm sau? Đây có phải là cách hiệu quả để kiếm lời vào cuối năm?
Hiệu ứng tháng Giêng là gì?
Thị trường chứng khoán thường có những thay đổi bất ngờ trong mới năm mới? Nhìn vào những biến động của thị trường trong tháng 1, một số nhà đầu tư đồng ý với điều đó.
Bởi vì một số người tin rằng có sự bất thường xảy ra trên thị trường trong tháng đầu tiên của năm. Đó là khi giá của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, đặc biệt đã giảm vào cuối tháng 12, tăng trở lại vào đầu tháng 1. Do đó, nó có tên là “hiệu ứng tháng Giêng”.
Tất nhiên, điều này sẽ mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiệu ứng này có thật không?
4 nguyên nhân có thể gây ra hiệu ứng tháng Giêng
Có một số cách giải thích cho hiệu ứng tháng Giêng, bao gồm những cách sau.
1. Khai thác lỗ thuế
Cụm từ này trong tiếng Anh là tax-loss harvesting. Trước đây, nhà đầu tư hoặc nhà kinh doanh cá nhân sẽ bán cổ phiếu thua lỗ trước ngày 31/12. Điều này giúp họ có thể yêu cầu bồi thường lỗ vốn và giảm thu nhập chịu thuế. Sau đó, vào tháng 1, họ sẽ thu hồi lại những cổ phiếu hoạt động kém hiệu quả với dự đoán về sự tăng trưởng trong tương lai.
2. Làm đẹp báo cáo tài chính
“Window dressing” hay còn được gọi biết đến làm đẹp báo cáo tài chính. Đây là một hoạt động được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức, chẳng hạn như các nhà quản lý quỹ tương hỗ. Nó liên quan đến việc mua thêm những cổ phiếu hoạt động tốt nhất và loại bỏ những cổ phiếu thua lỗ trước ngày 31 tháng 12. Điều này giúp báo cáo cuối năm của họ trông đẹp hơn, tăng mức lợi nhuận.
Điều này có thể ảnh hưởng đến thị trường như thế nào? Khi những nhà giao dịch lớn này bán tháo cổ phiếu của mình, giá cổ phiếu sụt giảm. Ngược lại, điều này có thể khiến cho các nhà đầu tư khác tham gia với mức giá chiết khấu, do đó đẩy giá cao hơn trong tháng Giêng.
3. Tiền thưởng cuối năm
Tiền thưởng cuối năm là một lý do có thể khác đằng sau hiệu ứng tháng Giêng. Bởi vì lúc này, nhân viên thường sẽ có thêm thu nhập vào cuối năm và quyết định đầu tư vào tháng Giêng.
4. Tâm lý nhà đầu tư
Có lẽ một trong những lời giải thích hợp lý nhất đằng sau hiệu ứng tháng Giêng có thể chỉ đơn giản là tâm lý nhà đầu tư. Khi một năm mới bắt đầu, các nhà đầu tư lạc quan hơn về tương lai. Cách họ “vung tay” mua hàng nhiều hơn vào đầu năm so với cuối năm có thể chứng minh điều đó.
Suy cho cùng, nhà kinh tế học John Maynard Keynes đã đặt ra cụm từ nổi tiếng “tinh thần động vật ” để mô tả tâm lý bầy đàn mà các nhà đầu tư thường giả định. Khi được phóng đại lên hàng triệu lần đối với mỗi nhà đầu tư giao dịch trên thị trường, cảm xúc thực sự có thể tạo ra bong bóng, tăng giá, bán tháo và thậm chí là từ bỏ.
Những lời phê bình về hiệu ứng tháng Giêng
Các nghiên cứu và phê bình về hiệu ứng tháng Giêng chủ yếu xoay quanh khả năng dự đoán ngày càng giảm, các nguyên nhân tiềm ẩn và bản chất phát triển của thị trường tài chính.
1. Tầm quan trọng giảm dần
Một trong những lời chỉ trích đáng kể nhất là hiệu ứng tháng Giêng ngày càng trở nên ít rõ ràng hơn theo thời gian. Khi nhiều nhà đầu tư nhận thức được xu hướng này, họ sẽ điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp. Từ đó, hiệu quả của hiệu ứng này giảm sút. Bản chất tự trung hòa này cho thấy hiệu ứng tháng Giêng có thể giống một sự bất thường mang tính lịch sử hơn là một chỉ báo đáng tin cậy trong tương lai.
2. Tác động của thị trường hiệu quả
Giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) cho rằng hiệu ứng tháng Giêng không thể hoạt động tốt hơn thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu hiện tại luôn kết hợp và phản ánh tất cả các thông tin liên quan. Thị trường trở nên hiệu quả hơn với sự ra đời của giao dịch tần suất cao và các thuật toán phức tạp. Khi này, những bất thường như hiệu ứng tháng Giêng nhanh chóng bị khai thác và sửa chữa.
3. Vai trò của cổ phiếu vốn hóa nhỏ
Các nhà phân tích chỉ ra rằng hiệu ứng tháng Giêng chủ yếu được quan sát thấy ở các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, thường dễ biến động và rủi ro hơn. Điều này đặt ra câu hỏi về khả năng ứng dụng rộng rãi hơn của hiệu ứng trên các phân khúc cổ phiếu khác nhau. Lợi nhuận đồng thời phải được điều chỉnh theo rủi ro khi sử dụng hiệu ứng này.
4. Giả thuyết khai thác lỗ thuế
Giả thuyết khai thác lỗ thuế cho thấy hiệu ứng tháng Giêng là kết quả của việc các nhà đầu tư bán chứng khoán lỗ vào tháng 12 vì mục đích tính thuế, sau đó mua lại vào tháng 1, làm tăng giá một cách giả tạo. Các nhà phân tích cho rằng hành vi này không xảy ra nhất quán hàng năm. Nó thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào hoàn cảnh thuế của từng cá nhân và điều kiện kinh tế nói chung.
5. Động lực thị trường thay đổi
Thị trường tài chính không ngừng phát triển với các công cụ đầu tư mới, thay đổi về quy định và hành vi của nhà đầu tư. Những thay đổi này có thể khiến các mô hình trong quá khứ như hiệu ứng tháng Giêng trở nên lỗi thời. Các động lực mới xuất hiện chưa từng xuất hiện trong thời gian hiệu ứng này được quan sát lần đầu tiên.
Dây là chủ đề được các nhà đầu tư và học giả quan tâm. Tuy nhiên, khả năng dự đoán, tính phù hợp và khả năng sinh lời của nó trong các thị trường hiện đại, hiệu quả là chủ đề gây tranh cãi và hoài nghi đang diễn ra.
Vậy hiệu ứng tháng Giêng có thật không?
Đây là một lý thuyết thị trường cho rằng tháng 1 thường xuyên chứng kiến mức tăng đều đặn trong tháng.
Tuy nhiên, hiệu ứng tháng Giêng là một cơ sở lý luận tương đối phổ biến được các nhà bình luận thị trường sử dụng để giải thích bất kỳ mức tăng tích cực nào trong tháng Giêng. Họ có thể quy bất kỳ giao dịch mua nào trong tháng 1 là mua mới sau khi bán do sự biến động cuối năm. Dù vậy, điều này ngày càng trở nên ít quan trọng hơn vì hầu hết các nhà đầu tư đều chuẩn bị trước cho điều đó.