Tìm hiểu về khối ngoại để hiểu hơn về việc tại sao nhiều người lại luôn đầu tư theo họ và cách để kiểm soát tránh rơi vào “bẫy”.
Khối ngoại là gì?
Khối ngoại có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và các quỹ đang sở hữu cổ phiếu tại thị trường chứng Việt Nam. Khối ngoại được coi là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện bởi các cá nhân, nhưng thường là từ các công ty và tập đoàn có tài sản lớn muốn mở rộng phạm vi hoạt động của họ.
Room ngoại là gì?
Những giao dịch của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được thống kê số liệu. Điều này giúp giới hạn được số cổ phiếu sở hữu, từ đó khái niệm room ngoại ra đời.
Room ngoại (được tính theo phần trăm) là tỷ lệ cổ phiếu tối đa các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu. Pháp luật Việt Nam có quy định rõ về tỷ lệ này nhằm tránh rủi ro nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt.
Tổng mức sở hữu cổ phần (room) của các nhà đầu tư nước ngoài ở từng ngành sẽ khác nhau. Cụ thể về room ngoại tại các doanh nghiệp: tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong ngành ngân hàng là 30%, và các ngành khác là 49%.
Trong một số trường hợp đặc biệt, khối ngoại có thể sở hữu thêm cổ phần. Việc tăng/giảm room ngoại sẽ do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần được uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp thuận.
Tại sao nhiều nhà đầu tư riêng lẻ luôn theo dõi khối ngoại?
Một bộ phận nhà đầu tư ở Việt Nam thường đầu tư theo khối ngoại. Tức là khi thấy một cổ phiếu đang được họ mua nhiều, thanh khoản tăng sẽ mua theo luôn. Ngược lại nếu thấy khối ngoại bán ròng, họ sẽ bán tháo theo. Thường những người này không thật sự quan tâm đến lý do đằng sau ở những quyết định giao dịch này.
- Khối ngoại mua ròng: Là khi khối lượng cổ phiếu khối ngoại mua vào lớn hơn khối lượng bán ra.
- Khối ngoại bán ròng: Là khi khối lượng cổ phiếu khối ngoại bán ra nhiều hơn khối lượng mua vào.
Thông thường khi họ mua ròng là lúc thị trường đang đi lên hoặc chỉ không lâu sau đó cổ phiếu sẽ tăng nhanh. Đồng thời, khi thị trường suy giảm, những người rút ra khỏi thị trường đầu tiên cũng là khối ngoại. Họ là một trong những thành tố quan trọng của thị thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, khi khối ngoại bán ròng sẽ tạo ra mối lo ngại với thị trường và nhà đầu tư trong nước. Bởi đây là thể là dấu hiệu sự cảnh báo “không lành” từ nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tạo ra tâm lý rụt rè trong các hành động giao dịch của nhà đầu tư trong nước.
Theo nhiều chuyên gia tài chính, nhà đầu tư nước ngoài thường khá nhạy bén với thị trường và dự đoán xu hướng thông qua biểu đồ chính xác. Vì vậy, các nhà đầu tư trong nước thường tin tưởng và giao dịch theo nhà đầu tư ngoại.
Có nên đầu tư theo khối ngoại?
Đầu tư bắt chước đơn giản là theo dõi danh mục của một số nhà đầu tư lớn trên thị trường và sao chép các giao dịch mua/bán. Tuy nhiên, bạn cần phải suy nghĩ rất kỹ càng vì đầu tư theo khối ngoại có thể gặp phải một số nhược điểm.
1. Cả hai bạn không có hoàn cảnh tài chính giống nhau
Khối ngoại và bạn có khả năng tài chính hoàn toàn khác nhau. Họ có thể chấp nhận những rủi ro trước mắt, chờ đợi qua thời gian thua lỗ và tìm kiếm cơ hội trong tương lai. Mặt khác, đôi khi bạn có thể cần huy động vốn gấp để mua nhà mới, trả học phí cho con cái, quỹ khẩn cấp,… Việc bán cổ phiếu sớm trong tình huống như vậy có thể khiến bạn bị lỗ nặng.
2. Danh mục đầu tư đa dạng
Trong khi cố gắng sao chép cổ phiếu của khối ngoại, bạn cần hiểu rằng những nhà đầu tư lớn đó có danh mục đầu tư đa dạng. Ví dụ, một nhà đầu tư lớn có 20 cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình, được đa dạng hóa và giảm thiểu một số rủi ro.
Mặt khác, nếu bạn chỉ mua 1 cổ phiếu mà họ đã đầu tư gần đây, mức độ rủi ro bạn gánh chịu sẽ cao hơn. Trong những tình huống như vậy, tốt hơn hết bạn nên sao chép toàn bộ danh mục đầu tư. Sao chép 1 cổ phiếu từ nhà đầu tư A và 1 cổ phiếu từ chuyên gia B sẽ không giúp bạn đa dạng hóa để giảm rủi ro tổng thể trong danh mục đầu tư của mình.
3. Thông tin chậm trễ
Trong khi đầu tư theo khối ngoại, điều thực sự quan trọng là phải biết điểm vào và điểm ra của các nhà đầu tư lão luyện đối với cổ phiếu. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể là một yếu tố quyết định lớn đối với lợi nhuận. Bạn có thể biết rằng nhà đầu tư lớn đã đầu tư vào cổ phiếu đó. Nhưng nếu bạn không biết giá nhập và sẵn sàng nhập với giá gấp đôi giá mà họ đã nhập, thì khoản đầu tư bị trì hoãn này có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận chung.