Làm thế nào để biết một cổ phiếu rẻ hay đắt?

Có một số phương thức đơn giản mà vẫn hiệu quả để tìm cổ phiếu rẻ, tiềm năng để đầu tư. 

Tìm cổ phiếu tiềm năng luôn là mục tiêu hàng đầu của nhà đầu tư. Một cổ phiếu có khả năng sẽ tăng trưởng trong tương lai, giúp bạn kiếm lời. Tuy nhiên, những công thức tài chính luôn khiến những nhà đầu tư mới cảm thấy như lạc vào ma trận.

Dưới đây là 3 công thức dễ áp dụng mà vẫn vô cùng hiệu quả giúp tìm cổ phiếu phù hợp để đầu tư

Làm thế nào để biết một cổ phiếu rẻ hay đắt?

Sử dụng EPS để tìm giá trị của một cổ phiếu rẻ

Nhiều nhà đầu tư nghiệp dư nghĩ rằng giá thị trường của một cổ phiếu, cho dù nó “rẻ” hay “đắt”, đều giống như giá trị của nó. Nhưng coi những điều này giống nhau có thể dẫn đến những lựa chọn đầu tư thiếu hiệu quả. 

Ví dụ, hãy xem xét 2 cổ phiếu của 2 công ty khác nhau: 

Cổ phiếu của công ty A có mức giá 10 nghìn đồng và cổ phiếu công ty B là 2 triệu đồng. Vậy cổ phiếu nào rẻ hơn? Thoạt nhìn, cổ phiếu của công ty A rẻ hơn nhiều, dễ mua mà hạn chế được nỗi lo phải bỏ nhiều tiền để đầu tư . Nhưng điều đó có thể không đúng. 

Chỉ số EPS, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, đo lường giá trị của cổ phiếu dựa trên lợi nhuận ròng của công ty và số cổ phiếu đang lưu hành. Công thức, EPS cơ bản = (Thu nhập ròng –  Cổ phiếu cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

Giả sử công ty A đang có 1 triệu cổ phiếu lưu hành, nhưng con số này với doanh nghiệp B là 1 nghìn cổ phiếu. Nếu cả 2 công ty đều kiếm được 1 tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm và không có phần cổ phiếu cổ tức ưu đãi, doanh nghiệp B sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận cao hơn. Đó là bởi vì nó có lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cao hơn nhiều. 

Doanh nghiệp A: 1 tỷ đồng lợi nhuận / 1 triệu cổ phiếu lưu hành = 1 nghìn đồng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Doanh nghiệp B: 1 tỷ đồng lợi nhuận / 1 nghìn cổ phiếu = 1 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. 

Mỗi cổ phiếu trong số 1 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp A trị giá 1 nghìn đồng lợi nhuận. Nhưng 1 nghìn cổ phiếu của công ty B có trị giá lợi nhuận là 1 triệu đồng mỗi cổ phiếu. Mặc dù một cổ phiếu của B có giá cao hơn một cổ phiếu của B, nhưng nó mang lại giá trị lợi nhuận gấp 100 lần. Trên thực tế, EPS thường được sử dụng để so sánh hoạt động kinh doanh của các công ty trong cùng 1 lĩnh vực. 

Nhưng EPS không phải là điểm dữ liệu duy nhất bạn sử dụng để chọn cổ phiếu.

Làm thế nào để biết một cổ phiếu rẻ hay đắt?

Tìm cổ phiếu rẻ nhờ P/E

Một lựa chọn phổ biến khác để đánh giá giá cổ phiếu chỉ số P/E, số tiền các nhà đầu tư sẽ trả cho mỗi đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá xu hướng tăng trưởng của cổ phiếu. Nó cũng có thể được sử dụng để so sánh giá trị cổ phiếu giữa các công ty.

Công thức P/E = Giá trị thị trường của cổ phiếu / EPS. Nếu một cổ phiếu có tỷ lệ P/E là 15, thì các nhà đầu tư sẵn sàng trả 15 đồng thu về 1 đồng lợi nhuận.

Thông thường chỉ số này sẽ thường so sánh trong 3 trường hợp để xác định xem giá cổ phiếu hiện tại có tiềm năng để mua hay không. 

Các chuyên gia tài chính gợi ý rằng khi xét trong cùng 1 công ty, bạn có thể tính P/E trong 5 năm gần nhất. Chẳng hạn, bạn có thể tính P/E từ năm 2018 cho đến năm 2022 lấy số trung bình. Và nếu P/E năm 2023 thấp hơn so với con số trung bình đó, cổ phiếu này được cho là khá tiềm năng để mua vào, có khả năng tăng trưởng trong tương lai. 

Giả sử P/E của công ty A trong năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 lần lượt là 5, 6, 7, 8, 9. P/E trung bình trong 5 năm là 7 và P/E tính trong 2023 là 6, vậy đây là cổ phiếu hấp dẫn để đầu tư. 

Tuy nhiên P/E thấp cũng có thể do công ty có lợi nhuận bất thường chẳng hạn như bán, thanh lý tài sản chứ không phải từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, bạn cần xem xét những yếu tố khác, so sánh P/E của ngành cũng như cân nhắc thực trạng nền kinh tế. 

Làm thế nào để biết một cổ phiếu rẻ hay đắt?

Sử dụng PEG để đánh giá chứng khoán

PEG giúp bạn quyết định xem một cổ phiếu bị định giá thấp hay định giá quá cao. Để tìm PEG của một cổ phiếu, hãy lấy tỷ lệ P/E và chia cho tốc độ tăng trưởng. Trong một số trường hợp, tỷ lệ PEG có thể cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về giá trị của cổ phiếu so với tỷ lệ P/E.

Nếu giá trị lớn hơn 1, cổ phiếu được định giá quá cao so với tốc độ tăng trưởng của nó. Nếu giá trị là 1 hoặc nhỏ hơn, thì cổ phiếu ngang giá hoặc bị định giá thấp so với tốc độ tăng trưởng. 

Tỷ lệ PEG càng thấp, giá trị cổ phiếu nói chung càng tốt. Tỷ lệ thấp hơn có nghĩa là bạn sẽ trả ít hơn cho mỗi đơn vị tăng trưởng thu nhập nếu đầu tư vào cổ phiếu đó.

PEG cũng nghiên cứu sâu hơn về triển vọng thu nhập của công ty. Nó có thể được sử dụng để so sánh cổ phiếu của các công ty khác lĩnh vực. Giả sử cổ phiếu công nghệ đang giao dịch ở mức P/E là 20, trong khi P/E của cổ phiếu sản xuất là 15. Có vẻ như với mức P/E thấp hơn, cổ phiếu sản xuất sẽ tiềm năng hơn. 

Tuy nhiên, với sự tăng trưởng của ngành công nghệ, cổ phiếu công nghệ đó có tốc độ tăng trưởng 30%. Công ty sản xuất có thể chỉ có tốc độ tăng trưởng 10%. 

  • PEG cổ phiếu công nghệ : 20 / 30% = 0,67
  • PEG cổ phiếu sản xuất : 15 / 10% = 1,5

Trong trường hợp này, cổ phiếu công nghệ có P/E cao hơn. Tuy nhiên, nó vẫn có rất nhiều tiềm năng tăng tưởng khi nhìn vào chỉ số PEG. 

 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!