Cách sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức để định giá cổ phiếu

Công thức mô hình chiết khấu cổ tức DDM khá dễ áp dụng và có thể giúp nhà đầu tư định giá cổ phiếu dễ dàng hơn. 

Một trong những điều đáng sợ nhất đối với nhà đầu tư mới có thể là nắm bắt được cách định giá cổ phiếu một cách hợp lý. Làm thế nào để biết giá cổ phiếu của một công ty quá cao hay quá thấp?

Có một số phương pháp để xác định điều này và cách tiếp cận phù hợp có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình và quy mô của công ty bạn đang đánh giá. Một số phương pháp chỉ xem xét các nguyên tắc cơ bản của công ty, trong khi những phương pháp khác dựa trên việc so sánh công ty này với công ty khác.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất để định giá cổ phiếu là mô hình chiết khấu cổ tức (DDM). DDM sử dụng cổ tức và mức tăng trưởng cổ tức dự kiến ​​để xác định giá trị cổ phiếu phù hợp dựa trên mức lợi nhuận mà bạn đang tìm kiếm. Đây được coi là một cách hiệu quả để đánh giá các cổ phiếu Blue Chip lớn nói riêng.

mô hình chiết khấu cổ tức

Công thức mô hình thức chiết khấu cổ tức là gì?

Có một số phiên bản của công thức DDM. Song, hai trong số các phiên bản cơ bản được trình bày ở đây liên quan đến việc xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu và giá trị chính xác lợi ích cổ đông (shareholder value). 

  • Giá trị cổ phiếu = Cổ tức trên mỗi cổ phiếu / (Tỷ lệ lợi tức yêu cầu – Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức)
  • Tỷ lệ hoàn vốn = (Chi trả cổ tức / Giá cổ phiếu) + Tốc độ tăng trưởng cổ tức

Các công thức tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về một số thuật ngữ chính:

  • Giá cổ phiếu: Giá cổ phiếu đang giao dịch
  • Cổ tức hàng năm trên mỗi cổ phiếu: Số tiền mỗi cổ đông nhận được khi sở hữu cổ phần của công ty
  • Tốc độ tăng trưởng cổ tức: Tốc độ tăng cổ tức trung bình mỗi năm
  • Tỷ suất lợi tức yêu cầu: Mức lợi nhuận tối thiểu mà nhà đầu tư yêu cầu để khiến việc sở hữu một cổ phiếu trở nên đáng giá, còn được gọi là “chi phí vốn cổ phần”

Nói chung, mô hình chiết khấu cổ tức được sử dụng tốt nhất cho các cổ phiếu Blue Chip hơn vì tốc độ tăng trưởng cổ tức có xu hướng ổn định và có thể dự đoán được. Ví dụ, công ty A đã trả cổ tức hàng quý trong gần 100 năm và hầu như luôn tăng mức cổ tức đó lên một lượng tương tự hàng năm. Việc định giá công ty A bằng mô hình chiết khấu cổ tức dễ dàng thực hiện hơn. 

Cách sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức để định giá cổ phiếu

Xác định tỷ suất lợi tức yêu cầu 

Bạn có thể biết rõ loại lợi nhuận mà bạn muốn có từ một cổ phiếu. Tuy nhiên trước tiên, điều này sẽ giúp bạn hiểu được tỷ lệ hoàn vốn thực tế dựa trên giá cổ phiếu hiện tại là bao nhiêu. Công thức đó là:

Tỷ lệ hoàn vốn = (Chi trả cổ tức / Giá cổ phiếu) + Tốc độ tăng trưởng cổ tức

Giả sử, công ty A được giao dịch ở mức gần 60 nghìn đồng/cổ phiếu. Cổ tức hàng năm trên mỗi cổ phiếu dự kiến ​​là 2 nghìn đồng. Công ty A đã tăng cổ tức trung bình khoảng 5% mỗi năm.

Do đó, tỷ lệ hoàn vốn của công ty A là: (2 nghìn/60 nghìn) + 5% = 8,33%

Nói cách khác, nhà đầu tư có thể kỳ vọng mức lợi nhuận hàng năm là 8% dựa trên giá cổ phiếu hiện tại.

Xác định chính xác lợi ích cổ đông 

Nếu mục tiêu của bạn là xác định liệu một cổ phiếu có được định giá hợp lý hay không, bạn phải lật lại công thức.

Công thức xác định giá cổ phiếu là:

Giá trị cổ phiếu = Cổ tức trên mỗi cổ phiếu / (Tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu – Tốc độ tăng trưởng cổ tức)

Do đó, công thức của công ty A là: 2 nghìn / (8,33%-5%) = 60 nghìn đồng 

Như bạn có thể thấy, các công thức đều khớp nhau, nhưng nếu với tư cách là nhà đầu tư, bạn muốn thấy lợi nhuận cao hơn thì sao? Giả sử bạn muốn thấy lợi nhuận 10%. Mức giá phù hợp sẽ dựa trên tỷ lệ cổ tức và tốc độ tăng trưởng hiện tại là bao nhiêu?

Công thức: 2 nghìn / (10% – 5%) = 40 nghìn đồng

Do đó, bạn có thể quyết định rằng với tư cách là một nhà đầu tư, sẽ hợp lý hơn nếu chờ giá công ty A giảm để đạt được lợi nhuận mong muốn. Ngược lại, một nhà đầu tư khác có thể cảm thấy thoải mái với mức lợi nhuận thấp hơn, bạn có thể mua tại giá 60 nghìn đồng. 

Cách sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức để định giá cổ phiếu

Hạn chế của mô hình chiết khấu cổ tức

Mô hình chiết khấu cổ tức không phù hợp với một số công ty. Thứ nhất, không thể sử dụng nó cho bất kỳ công ty nào không trả cổ tức. Vì vậy nhiều cổ phiếu tăng trưởng không thể được đánh giá theo cách này. Ngoài ra, thật khó để sử dụng mô hình này cho các công ty mới bắt đầu trả cổ tức hoặc có tỷ lệ chi trả cổ tức không nhất quán.

Một thiếu sót khác của mô hình chiết khấu cổ tức là nó có thể cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trong cổ tức hoặc tỷ lệ cổ tức. Ví dụ, trong ví dụ của công A, nếu tốc độ tăng trưởng cổ tức giảm từ 5% xuống 4%, giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh. 

Nếu bạn định sử dụng DDM để đánh giá cổ phiếu, hãy ghi nhớ những hạn chế này. Đó là một cách chắc chắn để đánh giá các công ty Blue Chip, đặc biệt nếu bạn là nhà đầu tư tương đối mới. 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!