Những điều cơ bản về quỹ tương hỗ bạn cần biết

Quỹ tương hỗ là một lựa chọn đầu tư mang lại khả năng tiếp cận dễ dàng, có thanh khoản, và quản lý rủi ro hiệu quả. 

Tùy thuộc vào mục tiêu tài chính của bạn, quỹ tương hỗ có thể là một công cụ thiết yếu để đạt được sự giàu có bền vững và lâu dài. Mặc dù nó có mức phí khá cao và lợi nhuận có thể không bằng phiếu, nhưng chúng an toàn và dễ đầu tư hơn rất nhiều. 

Quỹ tương hỗ là gì?

Quỹ tương hỗ (mutual fund) là một công cụ tài chính. Nó tập hợp tài sản từ các cổ đông để đầu tư vào chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ và các tài sản khác. Các quỹ tương hỗ được điều hành bởi các nhà quản lý tài chính chuyên nghiệp. Họ là những người phân bổ tài sản của quỹ và cố gắng tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư.  

Khi bạn mua một quỹ tương hỗ, bạn sở hữu cổ phần của quỹ tương hỗ. Giá của mỗi cổ phiếu được gọi là NAV hoặc giá trị tài sản ròng. Đó là tổng giá trị của tất cả chứng khoán mà quỹ này sở hữu chia cho số cổ phiếu. Cổ phiếu này được giao dịch liên tục nhưng giá của chúng sẽ điều chỉnh vào cuối mỗi ngày làm việc.

"</p

Cách kiếm tiền từ quỹ tương hỗ?

Khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu X, họ đang mua một phần quyền sở hữu hoặc một phần cổ phần của công ty. Tương tự, một nhà đầu tư quỹ tương hỗ đang mua quyền sở hữu một phần quỹ tương hỗ. 

Các nhà đầu tư thường kiếm được lợi nhuận từ quỹ tương hỗ theo 3 cách, thường là hàng quý hoặc hàng năm:

  • Thu nhập kiếm được từ cổ tức trên cổ phiếu và lãi trái phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ. Chúng được trả gần như toàn bộ thu nhập nhận được trong năm cho chủ sở hữu quỹ dưới hình thức phân phối. Quỹ tương hỗ thường cho phép các nhà đầu tư lựa chọn nhận tiền mặt hoặc tái đầu tư thu nhập để mua thêm cổ phiếu. 
  • Khi cổ phiếu tăng giá, cũng giống như cổ phiếu bạn có thể bán chúng để kiếm lợi nhuận trên thị trường.

Khi nghiên cứu lợi nhuận của một quỹ tương hỗ, nhà đầu tư sẽ thấy “tổng lợi nhuận” hoặc sự thay đổi giá trị lên hoặc xuống của khoản đầu tư trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này bao gồm bất kỳ khoản lãi, cổ tức hoặc lãi vốn nào mà quỹ tạo ra cũng như sự thay đổi giá trị thị trường của nó theo thời gian. 

Tại sao mọi người mua quỹ tương hỗ?

Các quỹ tương hỗ là sự lựa chọn phổ biến của các nhà đầu tư vì chúng thường cung cấp một số yếu tố đặc biệt:

  • Quản lý chuyên nghiệp: Các nhà quản lý quỹ thực hiện nghiên cứu cho bạn. Họ chọn chứng khoán và theo dõi hiệu suất một cách chuyên nghiệp. 
  • Đa dạng hóa: Các quỹ tương hỗ thường đầu tư vào nhiều công ty và nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này giúp giảm rủi ro của bạn nếu một công ty thất bại.
  • Khả năng chi trả: Hầu hết các quỹ tương hỗ đặt hạn mức số tiền đầu tư ban đầu tương đối thấp và cả các giao dịch mua tiếp theo.
  • Thanh khoản: Các nhà đầu có thể dễ dàng mua lại cổ phiếu của mình bất kỳ lúc nào với giá trị tài sản ròng hiện tại (NAV) cộng với mọi khoản phí mua lại.

"</p

Cách đầu tư vào quỹ tương hỗ 

1. Xác định mục tiêu tài chính của bạn

Quỹ tương hỗ bạn chọn sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tài chính cá nhân. Ví dụ, một người sắp nghỉ hưu có thể sẽ có cách phân bổ tài sản khác với người vừa mới tốt nghiệp đại học. Vì vậy, hãy cân nhắc mục tiêu trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào. 

Các nhà đầu tư trẻ đang tiết kiệm cho mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu có thể sẽ tập trung đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu. Trong khi nhà đầu tư gần đến tuổi nghỉ hưu có thể chuyển danh mục đầu tư của họ sang các lựa chọn an toàn hơn như trái phiếu hoặc quỹ thị trường tiền tệ.

2. Nghiên cứu quỹ tương hỗ

Khi sẵn sàng đầu tư vào quỹ tương hỗ, bạn cần dành thời gian nghiên cứu các lựa chọn quỹ khác nhau. Hãy đảm bảo bạn đã xem xét các yếu tố như quỹ có yêu cầu khoản đầu tư tối thiểu ban đầu hay không, loại phí hoạt động bạn sẽ phải trả và bất kỳ điều khoản nào liên quan đến việc rút tiền.

Về lâu dài, phí là yếu tố cần cân nhắc vì chúng làm giảm lợi nhuận của bạn. Hãy chú ý đến phí quản lý quỹ để biết bạn sẽ phải trả bao nhiêu mỗi năm cho người quản lý quỹ.

Tất cả thông tin bạn cần về một quỹ cụ thể đều có sẵn trong bản cáo bạch của quỹ. Hãy dành thời gian để xem xét nó một cách chi tiết và đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái với tất cả các điều kiện.

Giống như hầu hết các khoản đầu tư, quỹ tương hỗ dễ bị thua lỗ. Mức độ tổn thất tiềm ẩn gắn liền với mức độ rủi ro có trong danh mục đầu tư. Vì vậy, một quỹ đầu tư nhiều vào các tài sản rủi ro rất khác với quỹ đầu tư vào những tên tuổi đã có uy tín và được xác thực.

"</p

3. Phác thảo cách kết hợp tài sản

Đánh giá danh mục đầu tư hiện tại sẽ giúp bạn có được bức tranh toàn cảnh về cách phân bổ tài sản cá nhân. Hầu hết các danh mục đầu tư thường được tạo thành từ sự kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu. Khi bạn còn trẻ hoặc đầu tư theo mục tiêu dài hạn, danh mục đầu tư của bạn có thể chấp nhận nhiều rủi ro hơn, vì vậy bạn có thể dành 90 hoặc thậm chí 100% số tiền của mình để đầu tư vào cổ phiếu. Nhưng khi bạn tiến gần hơn đến mục tiêu của mình, danh mục đầu tư của bạn thường chuyển sang các khoản đầu tư an toàn hơn như trái phiếu, mặc dù trái phiếu không phải là không có rủi ro.

Cách phân bổ tiền của bạn cũng phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro hoặc mức độ bạn xử lý các khoản lỗ, biến động thị trường. Những người có mức độ chấp nhận rủi ro thấp có xu hướng nắm giữ phần lớn danh mục đầu tư của họ vào trái phiếu và các khoản đầu tư có thu nhập cố định. Trong khi đó, những người có mức độ chấp nhận rủi ro cao có thể thoải mái hơn khi nắm giữ danh mục với tỷ lệ cổ phiếu lớn hơn. 

Hãy suy nghĩ xem mục tiêu của bạn là dài hạn hay ngắn hạn và liệu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro cao hay không. Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn quyết định loại quỹ tương hỗ nào cần xem xét cho danh mục đầu tư của bạn.

4. Mua cổ phiếu quỹ tương hỗ

Khi bạn sẵn sàng mua cổ phiếu của một quỹ tương hỗ, bạn thường có hai lựa chọn: mua cổ phiếu trực tiếp từ chính công ty quỹ hoặc mua chúng thông qua nhà môi giới. 

5. Theo dõi các khoản đầu tư 

Bằng cách định kỳ xem xét các khoản đầu tư của mình, bạn có thể thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào cần thiết. Tận dụng mọi tài nguyên miễn phí từ nhà môi giới của bạn, chẳng hạn như gặp gỡ người lập kế hoạch tài chính và luôn đặt câu hỏi.

Nếu bạn đang đầu tư cho một mục tiêu vẫn còn cách xa nhiều thập kỷ, chẳng hạn như nghỉ hưu, thì việc kiểm tra các khoản đầu tư của bạn hàng tháng, hoặc hàng quý là đủ để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!