Mua, bán, hay giữ? Phải làm gì với cổ phiếu giảm giá mạnh

Vậy nhà đầu tư nên làm gì khi lợi nhuận chứng khoán bốc hơi, cổ phiếu giảm giá mạnh từ lời trở thành thua lỗ?

1. Quản lý cảm xúc của bạn khi cổ phiếu giảm giá mạnh 

Việc nhìn thấy một cổ phiếu giảm giá lớn có thể gây ra cảm xúc tiêu cực ở hầu hết các nhà đầu tư. Suy cho cùng, bạn đang mất tiền, điều này có thể tạo ra cảm giác sợ hãi và mất mát.

Vấn đề là bạn thường không thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất khi trải qua cảm xúc bấp bênh. Do đó, tốt nhất bạn nên cố gắng quản lý phản ứng cảm xúc của mình trước một đợt sụt giảm cổ phiếu lớn. Có thể hít một hơi thật sâu hoặc đếm chậm đến mười. Bất cứ điều gì giúp làm chậm phản ứng cảm xúc đều có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

Mặc dù bạn có tất cả những cảm xúc này về cổ phiếu – bạn có thể tức giận với CEO vì bất cứ điều gì khiến cổ phiếu giảm giá mạnh hoặc muốn hét vào mặt bất cứ ai đã bảo bạn mua cổ phiếu ngay từ đầu – cổ phiếu không có cảm giác gì về bạn. Nó không biết hoặc không quan tâm bạn mua với mức giá nào hay bạn sẽ làm gì với nó trong tương lai. Hiểu được những cảm xúc này có thể giúp bạn kiểm soát chúng tốt hơn và đưa ra quyết định hợp lý.

cổ phiếu giảm giá mạnh

2. Cổ phần đại diện cho quyền sở hữu một phần trong doanh nghiệp

Khi một cổ phiếu đang giảm giá và được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông, bạn rất dễ bị phân tâm. Hãy cố gắng ghi nhớ những điều cơ bản khi bạn đang ở trong tình trạng suy thoái hỗn loạn. Một cổ phiếu thể hiện quyền lợi sở hữu trong một doanh nghiệp thực tế, không chỉ là mức giá lên xuống trên bảng điện. 

Sự thành công lâu dài của cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong tương lai. Nhiều nhà phân tích thị trường sẽ có các suy nghĩ về hướng đi tiếp theo của cổ phiếu và liệu nó có phục hồi được khoản lỗ hay không. Nhiều người trong số này có tâm lý giao dịch nhiều hơn và không thực sự theo dõi hoặc hiểu hoạt động kinh doanh cơ bản. Có lẽ tốt nhất nên bỏ qua những nhận xét không liên quan trực tiếp đến bản thân doanh nghiệp.

3. Xác định nguyên nhân bán tháo

Khi đã kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân khiến cổ phiếu giảm giá mạnh. Cổ phiếu có thể biến động vì một số lý do. Tuy nhiên, sự sụt giảm lớn so với phần còn lại của thị trường rất có thể là do một sự kiện cụ thể của công ty, Nó có thể là công bố doanh thu không đạt kỳ vọng hoặc thay đổi bất ngờ trong ban quản lý.

Khi bạn phân tích nguyên nhân gây ra đợt bán tháo, hãy nghĩ xem sự kiện đó có tác động hay thay đổi quan điểm của bạn về doanh nghiệp như thế nào. Tại sao bạn lại mua cổ phiếu ngay từ đầu và thông tin mới ảnh hưởng đến lý do đó như thế nào? Bạn có thể cho rằng lợi nhuận gây thất vọng là do một vấn đề ngắn hạn nằm ngoài tầm kiểm soát của ban quản lý. Bạn cũng có thể cho rằng đó là dấu hiệu của sự cạnh tranh mới đang thách thức vị thế trên thị trường của công ty.

Trong thời kỳ suy thoái lớn, đôi khi có những tin đồn tạo ra những biến động mạnh trên thị trường. Cố gắng đừng để bị phân tâm bởi những tin đồn này. Thay vào đó, hãy tập trung vào những thông tin đã biết sẵn có. Nếu cho rằng mọi tin đồn đều có giá trị, khả năng bạn đưa ra quyết định sai lầm sẽ tăng lên.

cổ phiếu giảm giá mạnh

4. Đánh giá lại triển vọng dài hạn

Nếu là nhà đầu tư dài hạn, bạn nên liên tục đánh giá triển vọng dài hạn của công ty. Thông thường, phần lớn giá trị của một công ty đến từ thu nhập mà nó sẽ tạo ra trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, tiềm năng trong lâu dài rất quan trọng.

Điều quan trọng là phải hỏi liệu triển vọng dài hạn có thay đổi hay không và nếu có thì bằng cách nào? Song, bạn cần hiểu “lý do” đằng sau những nỗi thất vọng này của thị trường. Có thể sự cạnh tranh đang nóng lên hoặc một sản phẩm mới không hoạt động tốt với người tiêu dùng. Cả hai đều là lý do khiến triển vọng dài hạn có thể bị ảnh hưởng.

5. Quyết định nên mua thêm, cắt lỗ hay giữ lại cổ phiếu giảm giá mạnh 

Cuối cùng, bạn sẽ cần đưa ra quyết định về việc nên mua thêm cổ phiếu đang giảm giá lớn, bán nó (một phần hoặc toàn bộ) hay tiếp tục giữ số lượng như trước. Quyết định sẽ phụ thuộc vào việc định giá cổ phiếu sau đợt sụt giảm và các cơ hội đầu tư khác dành cho bạn. 

  • Mua – Nếu xác định rằng nguyên nhân của sự sụt giảm có tính chất ngắn hạn hoặc thị trường đã hiểu sai thông tin mới, bạn có thể mua với mức giá hời. 
  • Bán – Đưa ra quyết định án một cổ phiếu sau một đợt sụt giảm lớn là rất khó khăn. Tuy nhiên, khi đang thua lỗ, đó có thể là một quyết định sáng suốt nếu thông tin mới khiến bạn thay đổi quan điểm về tương lai của doanh nghiệp. Giữ cho đến khi giá phục hồi có thể khiến danh mục đầu tư trở nên tồi tệ hơn. Nếu thị trường chung cũng sụt giảm, bạn có cơ hội tốt hơn để thêm cổ phiếu mới vào danh mục đầu tư của mình thay vì nắm giữ một cổ phiếu có khả năng hoạt động kém hiệu quả.
  • Giữ – Không làm gì hoặc giữ cổ phiếu có thể là lựa chọn tốt nhất. Khi xảy ra đợt cổ phiếu giảm giá mạnh, bạn cần nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Ngay cả khi cho rằng mức giá trở nên hấp dẫn hơn nhưng tỷ lệ cổ phiếu đó trong danh mục đã phù hợp, bạn cũng không cần mua thêm. 

Điểm mấu chốt

Không ai thích chứng kiến ​​cổ phiếu mình sở hữu sụt giảm chứ đừng nói đến lao dốc. Nhưng nếu có thể giữ bình tĩnh và quản lý tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Tập trung vào hoạt động kinh doanh cơ bản và lý do khiến cổ phiếu sụt giảm, luôn để mắt đến triển vọng dài hạn. Bằng cách suy nghĩ thấu đáo những vấn đề này, bạn sẽ có thể đi đến quyết định mua, bán hoặc nắm giữ một cách kịp thời.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!