Tiết kiệm và đầu tư: Khi nào nên tận dụng cả hai?

Cân nhắc lựa chọn giữa tiết kiệm và đầu tư lúc nào cũng là bài toán tài chính khiến nhiều người vô cùng đau đầu.

Để dành tiền cho tương lai là điều chuyên gia tài chính luôn nhắc nhở. Tuy nhiên, thực hiện điều này hiệu quả không hề dễ dàng. Đó là chưa kể đến rất khó khi cân nhắc lựa chọn giữa tiết kiệm và đầu tư. Đây là 2 cách đơn giản nhất để dành tiền. 

Về cơ bản, đây là khác sự khác biệt lớn nhất giữa tiết kiệm và đầu tư 

  • Tiết kiệm là cách để dành tiền cho mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn.
  • Đầu tư là chiến lược bỏ tiền vào một tài sản hoặc hoạt động kinh doanh với mục đích kiếm nhiều tiền hơn khi tài sản hoặc hoạt động kinh doanh đó phát triển.

Tiết kiệm và đầu tư đều là hai cách để dành tiền. Song, mỗi phương pháp mang lại những rủi ro và lợi nhuận khác nhau. Hiểu được sự khác biệt giữa hai cách này giúp bạn xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc. Như vậy bạn dễ dàng tận dụng khoản tiền để dành bằng cách biết khi nào nên tiết kiệm và khi nào nên đầu tư.

Giải thích tiết kiệm tiền

Tiết kiệm tiền luôn là cách hữu ích để dành cho tương lai. Nó được dùng trong trường hợp gặp biến cố hay cho những mục tiêu như mua tài sản lớn. Có vô số cách để tiết kiệm. Đó có thể là bỏ vào két, mở tài khoản tiết kiệm tài ngân hàng hay thậm chí nhiều người cho rằng mua vàng cũng là hình thức tích lũy phù hợp. 

Số tiền bạn gửi vào tài khoản tiết kiệm thường có thể dễ dàng truy cập thông qua việc rút tiền hoặc chuyển khoản. Điều này có nghĩa là nó có tính thanh khoản cao. Nếu cần số tiền đó trong trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ có thể dễ dàng lấy được nó.

Tài khoản tiết kiệm có thể tích lũy một khoản tiền lãi nhỏ mỗi tháng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nó trở thành một khoản đầu tư bởi vì lãi suất ngang với lạm phát. Ngoài ra, tiết kiệm tiền ít rủi ro hơn nhiều so với đầu tư, vì tiết kiệm sẽ không bị mất giá trị.

Tiết kiệm và đầu tư

Giải thích đầu tư

Đầu tư là khi bạn chi tiền cho một thứ gì đó với mục đích tạo thêm thu nhập. Các loại hình đầu tư thường bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc quỹ tương hỗ. Phương pháp này có tính thanh khoản kém hơn so với tiết kiệm tiền. Bởi vì nếu muốn rút tiền từ tài khoản chứng khoán, hay thu hồi vốn từ bất động sản, trước tiên bạn phải bán tài sản của mình. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải tìm được người mua tiềm năng. Nếu bán khi thị trường gặp khủng hoảng, tính thanh khoản gần như bằng 0. 

Có nhiều cách để đầu tư tùy thuộc vào thời gian và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Nhiều chuyên gia khuyên bạn chỉ nên đầu tư khi bạn không cần khoản tiền đó trong ít nhất 3 đến 5 năm. Một số khoản đầu tư có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, song chúng cũng đi kèm với rủi ro lớn. Chẳng hạn như đầu tư vào các cổ phiếu penny, hay thực hành các chiến lược giao dịch lướt sóng. Bạn có thể mất vốn nếu mua cổ phiếu khi thị trường, công ty suy thoái hoặc mất giá trị tài sản do thiên tai. 

So sánh tiết kiệm và đầu tư

Tiết kiệm và đầu tư đều có thể là một phần của chiến lược quản lý tiền lành mạnh. Hãy xem xét kỹ hơn sự khác biệt giữa hai loại này để hiểu đầy đủ về lợi ích và nhược điểm của mỗi loại:

Tiết kiệm Đầu tư
Ví dụ Tích lũy tiền trong tài khoản tiết kiệm ngân hàng Giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Mục tiêu Thực hiện kế hoạch tài chính hoặc trả cho trường hợp khẩn cấp Tạo ra lợi nhuận tài chính từ khoản đầu tư ban đầu 
Rủi ro Thấp Trung bình đến cao
Lợi nhuận Thấp Có thể cao hơn
Thanh khoản (khả năng quy đổi ra tiền mặt) Cao Thấp

Tiết kiệm và đầu tư

Bạn nên lựa chọn như thế nào giữa tiết kiệm hay đầu tư? 

Tùy thuộc vào số tiền bạn sở hữu, chi phí và khi nào cần thêm số tiền đó, bạn có thể quyết định xem mình nên tiết kiệm hay đầu tư. Không có lựa chọn nào tốt hơn lựa chọn kia trong mọi trường hợp. Bởi vì điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi để bạn tự tìm hiểu nhu cầu của bản thân. 

1. Bạn có quỹ khẩn cấp không? 

Nhiều chuyên gia khuyên bạn không nên đầu tư trừ khi bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền trong quỹ khẩn cấp. Vì vậy, nếu chưa có khoản tiết kiệm chi phí sinh hoạt ít nhất từ ​​3 đến 6 tháng, bạn nên bắt đầu lập quỹ khẩn cấp để tránh rủi ro khi đầu tư.

Trên thực tế, đầu tư có nghĩa là bạn phải chấp nhận có thể mất phần lớn số tiền vốn. Nếu không có một khoản tiền cho những trường hợp khẩn cấp như thất nghiệp, bệnh tật,… bạn rất dễ rơi vào khủng hoảng tài chính.

2. Số tiền tiết kiệm trong quỹ hưu trí

Bạn nên xem xét các mục tiêu tài chính dài hạn, ngay cả khi việc nghỉ hưu dường như còn xa vời. Nếu bạn đã đóng bảo hiểm xã hội thường xuyên, có sẵn một khoản tích lũy cho thời gian hưu trí, đầu tư có thể sẽ phù hợp với bạn. 

Trong trường hợp còn trẻ, bạn có thể phân bổ phần vốn lớn hơn cho khoản đầu tư rủi ro. Bởi vì lúc này, bạn vẫn có thời gian để chờ đợi lúc thị trường giảm mạnh rồi phục hồi. 

3. Bạn có khoản nợ lãi suất cao nào không? 

Bạn nên tính đến lãi suất của khoản nợ có lãi suất cao nhất trước khi tiết kiệm hoặc đầu tư những thứ bạn không cần cho tình huống khẩn cấp. So sánh lãi suất khoản vay của bạn với tỷ lệ lợi nhuận trung bình của các tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư. Hầu hết bạn sẽ mất tiền khi đầu tư hoặc tiết kiệm thay vì trả nợ.

4. Mục tiêu tài chính ngắn hạn là gì? 

Nếu dự định có những giao dịch mua lớn trong vòng 1, 2 năm tới, bạn nên gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm. Tiền của bạn lúc này có tính thanh khoản, chúng cũng không bị mất giá trị theo thời gian. Bạn khó dự đoán khả năng tạo ra lợi nhuận hay thua lỗ của khoản đầu tư. Đặc biệt nếu đầu tư trong thời gian ngắn, thậm chí bạn có thể sẽ phải trì hoãn những mục tiêu tài chính khác nếu tài khoản thua lỗ mạnh. 

Cuối cùng, chỉ bạn mới có thể quyết định xem tiết kiệm hay đầu tư có phù hợp với hoàn cảnh của mình hay không. Hãy cân nhắc cẩn thận các lựa chọn của bạn. Bởi vì tiết kiệm và đầu tư đều có thể giúp bạn có được một tương lai tài chính thành công. 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!