Tại sao tính thanh khoản lại quan trọng trong đầu tư?

Một tài sản được coi là có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được mua hoặc bán nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến giá thị trường. 

Một trong những câu hỏi đầu tiên của nhà đầu tư mới trên thị trường đặt ra khi nghiên cứu chiến lược đầu tư là “tại sao thanh khoản lại quan trọng trong đầu tư?” Điều này khá phổ biến và vì tài chính có vẻ rất mơ hồ hoặc phức tạp nếu nhìn từ bên ngoài nên việc tìm ra câu trả lời đôi khi có thể giống như một nhiệm vụ khó khăn. Hãy xem xét tính thanh khoản có nghĩa là gì và tại sao nó phải là một yếu tố quan trọng trong chiến lược đầu tư của bạn.

Tính thanh khoản là gì?

Nói một cách đơn giản nhất, tính thanh khoản là khả năng một tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt mà không có biến động giá trị trường đáng kể. Tất cả các khoản đầu tư đều có tính thanh khảo ở một mức nào đó. 

Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, có thể dễ dàng trao đổi để lấy hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt khi nói về các loại tiền tệ chính trên toàn cầu bao gồm đồng euro, bảng Anh và đô la Mỹ. Và bất động sản là một trong những khoản đầu tư được đánh giá là có tính thanh khoản kém. Bất động sản cần có thời gian đáng kể để đổi thành tiền mặt, có khi kéo dài tới vài tháng mới hoàn tất quá trình.

Ví dụ, nếu một người muốn một chiếc tủ lạnh trị giá 10 triệu đồng, tiền mặt là tài sản dễ dàng sử dụng để thanh toán nhất. Nếu người đó không có tiền mặt mà sở hữu 1 bộ sư tập sách quý định giá ở mức 10 triệu đồng, họ khó có thể tìm được ai đó sẵn sàng đổi chiếc tủ lạnh để lấy bộ sưu tập. Thay vào đó, họ sẽ phải bán bộ sưu tập và dùng tiền mặt để mua chiếc tủ lạnh. 

Điều đó có thể ổn nếu người đó có thể đợi hàng tháng hoặc hàng năm để mua hàng. Song, với phần lớn mọi người mua tủ lạnh vì nhu cầu thiết yếu, cần gấp trong vài ngày. Họ có thể sẽ phải giảm giá thay vì chờ người mua sẵn sàng trả 10 triệu đồng. Sách hiếm là một ví dụ về tài sản kém thanh khoản.

Tại sao tính thanh khoản lại quan trọng trong đầu tư?

Tại sao thanh khoản lại quan trọng trong đầu tư?

Nếu không thanh khoản, việc bán, chuyển đổi tài sản hoặc chứng khoán thành tiền mặt sẽ trở nên khó khăn. Chẳng hạn, bạn sở hữu 1 vật gia truyền rất hiếm của gia đình trị giá 300 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu không có thị trường (tức là không có người mua) cho món đồ của bạn, thanh khoản của nó rất kém và gần như không có giá trị gì. 

Tuy nhiên, tài sản lưu động có thể bán dễ dàng và nhanh chóng với giá trị đầy đủ và chi phí thấp. Các công ty nắm giữ đủ tài sản lưu động để trang trải các nghĩa vụ ngắn hạn như hóa đơn hoặc tiền lương. Nếu không, họ có thể phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản, dẫn đến phá sản. 

Về mặt đầu tư, cổ phiếu là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Nhưng không phải tất cả các cổ phiếu đều có tính thanh khoản như nhau. Một số cổ phiếu được giao dịch tích cực hơn những cổ phiếu khác trên sàn giao dịch chứng khoán. Chúng thu hút sự quan tâm lớn hơn và nhất quán hơn từ các nhà giao dịch và nhà đầu tư.

Những cổ phiếu có tính thanh khoản thường được xác định bằng khối lượng hàng ngày, có thể lên tới hàng triệu cổ phiếu. Một cổ phiếu có khối lượng lớn tức là có nhiều người mua và người bán trên thị trường. Khi này các nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phiếu dễ dàng hơn. Mặt khác, cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp có thể khó mua hoặc bán hơn vì có ít người tham gia thị trường hơn. Do đó tính thanh khoản kém hơn.

Tại sao tính thanh khoản lại quan trọng trong đầu tư?

Tôi nên duy trì tính thanh khoản như thế nào?

Mức độ thanh khoản bạn nên duy trì sẽ phụ thuộc nhiều vào lối sống, chi phí hàng tháng,… Bạn nên có một ngân sách hoặc ít nhất là một ước tính đầy đủ về chi phí hàng tháng của mình, bao gồm nhà ở, thực phẩm, gas và các chi phí đi lại khác cũng như chi tiêu tùy ý. Tính thanh khoản của bạn sẽ là mạng lưới an toàn của bạn theo nhiều cách. Chẳng hạn đa dạng danh mục đầu tư bằng cách lựa chọn những cổ phiếu thanh khoản cao và một số cổ phiếu thanh khoản thấp (đầu cơ cao).

Vậy bạn nên lập kế hoạch để có những khoản chi phí này trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến 1 năm bằng các tài sản lưu động tương đối dễ tiếp cận.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!