10 câu hỏi tài chính cần được trả lời trước khi kết hôn

Một trong những chủ đề quan trọng nhất cần thảo luận trước khi kết hôn là tài chính. Có một số câu hỏi tài chính cần trả lời trước khi cưới.

Tiền bạc có thể không phải là chủ đề trò chuyện lãng mạn nhất đối với các cặp. Tuy nhiên, các tiếp cận vấn đề đó có thể là một yếu tố dự đoán trước về sự thành công lâu dài của một cuộc hôn nhân. Một số nghiên cứu đã thực sự phát hiện ra rằng tiền là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong các mối quan hệ.

Tuy nhiên, chỉ cần điều chỉnh phù hợp và chuẩn bị trước, tài chính sẽ không còn là vấn đề gây ra xích mích cho bạn và vợ/chồng sắp cưới của bạn. Hãy học cách đặt câu hỏi tài chính trước khi kết hôn. Đây có thể là chìa khóa để phát triển sự tự tin về tài chính trong mối quan hệ. 

1. Tình trạng nợ nần của bạn ra sao?

Đây là một câu hỏi tài chính lớn và quan trọng. Các khoản vay tậu nhà, sắm xe, số dư thẻ tín dụng hoặc bất kỳ khoản nợ nào dù nhỏ cũng cần phải được công khai giữa cả 2 trước khi kết hôn. Vợ chồng cần biết về các khoản nợ của nhau để tránh trường hợp tệ nhất là 1 trong 2 mất việc và người còn lại phải gánh mọi hóa đơn. Nếu không, bạn sẽ rất khó kiểm soát tài chính gia đình. 

Điều quan trọng là phải hiểu loại nợ đối tác đang sở hữu. Hãy xem xét các câu hỏi tài chính sau:

  • Có nợ thẻ tín dụng lãi suất cao không? Có khả năng kiểm soát nợ thẻ tín dụng không? 
  • Có đang vay nợ trả góp mua nhà, sắm xe không? Tiến trình trả nợ như thế nào?
  • Bạn có nghĩa vụ để cùng trả mọi loại nợ sẵn có trước khi kết hôn không? 

10 câu hỏi tài chính cần được trả lời trước khi kết hôn

2. Câu hỏi tài chính – Điểm tín dụng là bao nhiêu?

Nếu quyết định cùng nhau đăng ký mua một căn hộ hoặc một khoản vay, bạn nên đặt câu hỏi tài chính về điểm tín dụng của vợ/chồng mình. Nếu nó thấp đến mức bạn sẽ không được chấp thuận cho vay, đó sẽ là một vấn đề khá rắc rối. 

Trong trường hợp, cả 2 cần nỗ lực xây dựng điểm tín dụng lại từ đầu để chắc chắn không ảnh hưởng đến tài chính gia đình trong tương lai. Nếu một trong hai bạn ngại ngùng khi nói về điểm tín dụng, có 2 điều bạn nên biết:

  1. Điểm tín dụng thấp không có gì phải xấu hổ. Sai lầm tài chính xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi và trong tất cả hoàn cảnh. Đặc biệt là những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm thường sẽ vướng vào các sai lầm tài chính
  2. Bạn có thể cải thiện điểm tín dụng của mình thông qua nhiều cách khác nhau, bao gồm:
  • Ưu tiên các khoản thanh toán nhỏ, thường xuyên. Lịch sử thanh toán là yếu tố có tác động nhiều nhất đến điểm số của bạn, chiếm khoảng 35%. Vì vậy đây là cách nhanh chóng để thấy sự cải thiện trong điểm tín dụng. 
  • Tập trung vào việc thanh toán các tài khoản có số dư cao. Cách sử dụng tín dụng chiếm khoảng 30% số điểm của bạn. Trong khi giảm nợ, hãy cố gắng tránh sử dụng thẻ tín dụng. 

3. Bạn muốn chi tiền cho trải nghiệm hay đồ đạc?

Đây là một câu hỏi tài chính tuyệt vời để hiểu được ưu tiên của nhau. Về cơ bản, các khoản chi đều được chia ra là dành cho nhu cầu thiết yếu hay mong muốn. Trong mong muốn, một số người thích tiêu tiền vào quần áo, các vật dụng hữu hình khác. Mặt khác, một số lại thích tiêu số tiền đó vào việc đi du lịch và trải nghiệm.

Tất nhiên, không có câu trả lời đúng hay sai ở đây. Điều quan trọng nhất là trao đổi với đối tác về các giá trị tài chính và thói quen chi tiêu của nhau. 

4. Có bất kỳ tình trạng tài chính tiêu cực nào trong quá khứ không?

Thật không vui chút nào khi nói về những vấn đề tiền bạc mà bạn từng gặp phải trong quá khứ. Nhưng sẽ tệ hơn nếu vợ/chồng của bạn tự mình phát hiện ra. Hãy trung thực và đặt câu tài chính về những điều bạn đã học được từ các vấn đề tiền bạc trong quá khứ. Nó sẽ giúp vợ chồng bạn trao đổi hiệu quả hơn. 

10 câu hỏi tài chính cần được trả lời trước khi kết hôn

5. Bạn muốn xử lý việc thanh toán các hóa đơn như thế nào?

Liệu bạn muốn cả 2 chia đôi trong tất cả các hóa đơn của gia đình hay mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cố định cho một số chi phí nhất định? Những khoản chi tiêu nào sẽ được tính là của riêng và những khoản nào được tính là của chung? 

Một số gia đình mong muốn vợ hoặc chồng sẽ là người nắm tay hòm chìa khóa. Họ cho rằng như vậy sẽ dễ dàng quản lý tiền bạc và thực hiện các mục tiêu tài chính cùng nhau. Bên cạnh đó, để một người có kiến thức và kinh nghiệm tài chính hơn quản lý tài chính sẽ hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cũng có một số người lựa chọn chỉ trích ra một phần thu nhập nhất định hàng tháng gửi vào 1 tài khoản riêng dành cho con cái. Còn lại tiền của ai người đó chi tiêu. Tiết kiệm hay đầu tư sẽ tùy thuộc mong muốn cá nhân, không cần đồng nhất ý kiến. 

6. Câu hỏi bạn sở hữu khoản tiết kiệm bao nhiêu? 

Dù mức tích lũy của bạn là bao nhiêu, bạn cũng nên thảo luận về việc có một tài khoản tiết kiệm chung. Điều quan trọng là phải dự trữ một quỹ khẩn cấp trong trường hợp bạn cần tiền cho chi phí y tế, hóa đơn bác sĩ thú y, sửa xe hoặc bảo trì nhà cửa.

7. Bạn tiêu tiền tùy ý như thế nào?

Đến tiệm làm tóc mỗi tháng một lần có cần thiết không? Trở thành thành viên của CLB golf có phải là nhu cầu không? Hãy chắc chắn rằng bạn biết những thói quen chi tiêu tùy ý của nhau. Một cuộc thảo luận có thể cần thiết nếu những lựa chọn hiện tại này sẽ cản trở việc hoàn thành các mục tiêu trong tương lai của bạn.

8. Câu hỏi tài chính – Bạn có muốn một thỏa thuận tiền hôn nhân không?

Những người nổi tiếng không phải là những người duy nhất có hợp đồng tiền hôn nhân. Từ thế hệ Millennials (sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến năm 1996), ly hôn không phải là lý tưởng nhưng cũng không phải là điều cấm kỵ. Do vậy, những thỏa thuận tiền hôn nhân sẽ giúp phân định tài sản rõ ràng, tránh những rắc rối trong trường hợp xấu nhất là cả 2 cần ra tòa ly hôn. 

Một khi đã ổn định về mặt tài chính, tất cả mọi người đều muốn bảo vệ nó. Thời đại này dù là nam hay nữ, ai cũng cần sự vững chắc trong tài chính. Đó có thể là lớp chắn giúp bảo vệ họ khỏi những rắc rối không đáng có. Thỏa thuận tiền hôn nhân không chỉ bảo vệ giá trị tài sản ròng độc lập của từng người mà còn tránh phải gánh khoản nợ vốn không phải của họ ngay từ đầu.

10 câu hỏi tài chính cần được trả lời trước khi kết hôn

9. Bạn muốn có con không?

Cuộc thảo luận này có lẽ đã diễn ra rất lâu trước khi câu hỏi được đưa ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nói về chi phí tài chính khi có con. Có thể bạn muốn sinh 1 em bé và người bạn đời muốn có 3 đứa con. Không chỉ chi phí sinh con mà còn rất nhiều khoản chi tiêu và những thay đổi sau khi có em bé cần phải suy tính đến. 

Một trong hai người sẽ ở nhà trông em bé và trách nhiệm kiếm tiền sẽ thuộc về người còn lại? Hay bạn quyết định thuê bảo mẫu để vợ và chồng đều có thời gian đi làm? Bạn dự định cho con học ở trường tư hay trường công, có muốn cho con đi du học không? Hãy chắc chắn rằng cả 2 nghiêm túc suy nghĩ về những vấn đề này trước khi kết hôn. 

10. Câu hỏi tài chính – Mục tiêu nghỉ hưu của bạn là gì?

Mỗi người có những loại kế hoạch tiết kiệm hưu trí nào khác nhau. Bạn đóng góp bao nhiêu mỗi năm?

Bạn có muốn di chuyển về vùng quê xa xôi khi nghỉ hưu không? Bạn có muốn mua một ngôi nhà thứ hai? Bạn có muốn dành thời gian nghỉ hưu để đi du lịch không? Hãy nói về những ước mơ lâu dài của bạn, ngay cả khi nó có vẻ xa vời.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!