5 mâu thuẫn tài chính cặp vợ chồng nào cũng gặp phải và cách giải quyết

Mâu thuẫn tài chính là điều bình thường. Điều quan trọng là học cách giải quyết những tranh chấp này một cách lành mạnh. 

Các cặp đôi tranh cãi về nhiều thứ, như phân chia công việc hay cách hưởng thụ cuộc sống. Song, tiền bạc có lẽ là nguồn xung đột lớn nhất. Trên thực tế, nhiều cặp đôi cho biết các quyết định tài chính liên tục gây mâu thuẫn trong mối quan hệ của họ.

Gần như mọi cuộc tranh cãi về tiền bạc đều có thể quy thành những khác biệt trong triết lý tài chính. Cách bạn cảm nhận về chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và lập kế hoạch được hình thành bởi trải nghiệm cá nhân. Nó bắt đầu từ việc xem cách cha mẹ bạn quản lý tiền bạc và mức độ an toàn tài chính của bạn khi lớn lên.

Sự khác biệt trong triết lý tài chính này sau đó càng trở nên trầm trọng hơn do thiếu giao tiếp. Tiền bạc thường có thể là một chủ đề không thoải mái khi đề cập đến trong các mối quan hệ bao gồm cả vợ chồng. 

5 mâu thuẫn tài chính

1. Khi một người chi tiêu hơn mức có thể chấp thuận

Có thể bạn muốn chi tiêu mua sắm quần áo, tuy nhiên vợ/chồng của bạn lại muốn chuyển số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm. Và điều này có thể dẫn đến sự mâu thuẫn tài chính khi quan điểm chi tiêu của 2 người trái ngược nhau. 

Điều này có thể dẫn đến sự bất bình cho cả 2 bên. Với việc “người tiết kiệm” phẫn nộ với “người chi tiêu” vì đã tiêu tiền một cách được cho là lãng phí. Mặt khác, “người chi tiêu” bực bội với “người tiết kiệm” vì họ cho rằng bản thân đang bị đàn áp. Sự oán giận lẫn nhau này thường được kết hợp bởi sự lo lắng ở phía “người tiết kiệm” khi họ tích lũy từng xu, và sự xấu hổ và tội lỗi ở phía “người chi tiêu” khi họ phải giấu với đối tác của mình.

Cách giải quyết: Hãy minh bạch với đối tác về thói quen chi tiêu của bạn. Các cặp đôi có thể giữ thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng riêng biệt để tự do chi tiêu theo ý mình. Nếu bạn chọn tạo một tài khoản chung với đối tác, hãy trò chuyện thẳng thắn về việc số tiền đó sẽ được sử dụng vào mục đích gì.

Đây là cơ hội để bạn bày tỏ mọi lo lắng của mình về tiền bạc để hiểu nhau rõ hơn. Điều này cũng sẽ giúp giảm tần suất xảy ra mâu thuẫn tài chính hàng ngày. 

2. Mâu thuẫn tài chính do không trung thực về tài chính

Có rất nhiều hình thức không trung thực và giữ bí mật về tiền bạc giữa vợ chồng. Điều này có thể bao gồm từ những niềm đam mê nhỏ bạn giấu vợ/chồng, chẳng hạn như im lặng mua sắm túi xách, đi du lịch ra nước ngoài cho đến những vấn đề to lớn hơn, ví dụ số tiền nợ lớn hiện có và cờ bạc quá mức. 

Đối với những người không trung thực về tài chính, họ có thể cảm thấy xấu hổ về quá khứ tài chính hoặc thói quen hiện tại của mình. Trong khi đó, đối tác của họ có thể cảm thấy bị che mắt hoặc bị phản bội bởi nửa kia của mình.

Cách giải quyết: Ngay từ đầu, bạn phải luôn thẳng thắn và trung thực với vợ/chồng của mình. Thời điểm tốt nhất để có một cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với nhau là bây giờ. Bạn cần đảm bảo rằng đang giữ tài sản của mình an toàn. 

Nếu nghi ngờ đối tác của mình có thể đang che giấu các khoản nợ hoặc chi phí bí mật, hãy đối mặt với họ bằng sự đồng cảm. Tìm hiểu tất cả các chi tiết và khuyến khích họ trình bày mọi thứ để các bạn có thể cùng nhau xác định hướng hành động tốt nhất trong tương lai. Nếu có một khoản nợ lớn đang bị đe dọa, hãy nói chuyện với cố vấn tài chính hoặc luật sư đáng tin cậy để hiểu rõ hơn về luật pháp tình hình cá nhân của bạn.

5 mâu thuẫn tài chính

3. Hỗ trợ tài chính cho người thân

Khi đại gia đình bắt đầu tìm đến bạn hoặc bạn đời của bạn để yêu cầu hỗ trợ tài chính, có thể sẽ có một loạt thách thức mới. Ví dụ, bố mẹ hoặc người thân của 1 trong 2 rơi vào tình thế khó khăn và cần sự trợ giúp trên khía cạnh tài chính. Bạn muốn hỗ trợ họ nhưng đối tác lại phản đối, mâu thuẫn tài chính sẽ xảy ra. 

Cách giải quyết: Hãy cởi mở và trung thực về nhu cầu tài chính của gia đình bạn. Nếu bạn cần chu cấp cho các thành viên trong gia đình mình, hãy trò chuyện trước với vợ/chồng để chuẩn bị mọi thứ từ đầu. Đôi khi sự khác biệt về văn hóa sẽ khiến góc nhìn của vợ chồng hoàn toàn khác nhau trong chuyện hỗ trợ gia đình. Sẽ luôn là điều tốt nếu bạn lưu ý đến những khác biệt đó và hiểu trách nhiệm tài chính của người bạn đời đối với gia đình họ.

4. Đối mặt với sự thay đổi đột ngột về tình hình tài chính

Đôi khi cuộc sống luôn xảy ra những điều bất ngờ. Bệnh tật, bị sa thải hoặc mang thai ngoài ý muốn đều có thể gây ra mâu thuẫn tài chính và những cuộc tranh cãi thường xuyên xảy ra. 

Cách giải quyết: Lý tưởng nhất là bạn đã lập sẵn một quỹ khẩn cấp và thống nhất kế hoạch cho những tình huống này. Tuy nhiên, nếu bạn chưa chuẩn bị, hãy ngồi xuống và nói chuyện với đối tác. Hãy vạch ra tất cả tài sản cá nhân và tài sản chung để xem bạn có thể sử dụng những tài nguyên nào trong thời gian này. 

Ngoài ra, cả 2 người nên cùng nhau phát triển một ngân sách thực tế, có thể theo đuổi trong tương lai gần dựa trên thói quen tài chính thực tế của mình. Việc cắt giảm mọi chi phí và đặt ra những mục tiêu quyết liệt sẽ chỉ khiến bạn thất bại và gây ra nhiều mâu thuẫn tài chính hơn. 

5 mâu thuẫn tài chính

5. Mâu thuẫn tài chính do cách tiếp cận nuôi dạy con cái khác nhau

Chuyện tài chính khi nuôi con cái có thể gây xung đột từ những việc nhỏ nhất. Chẳng hạn có nên mua cho con chiếc quần jean hay món đồ chơi đắt tiền. Họ cũng có thể tranh cãi chuyện học phí của con cái, có nên cho học lớp nghệ thuật hay đi du học không

Đôi khi, động lực tiêu xài hay tiết kiệm trong một mối quan hệ vợ chồng có thể mở rộng sang phong cách nuôi dạy con cái. Trong đó. một bên cha mẹ có xu hướng vung tiền cho con cái nhiều hơn. Bên cha mẹ còn lại thận trọng hơn muốn kiểm soát chi tiêu của người bạn đời để dạy con cái họ tầm quan trọng của việc tiết kiệm. 

Cách giải quyết: Hãy ngồi xuống và trò chuyện chu đáo với vợ/chồng về giáo dục và cách hỗ trợ tài chính cho con cái khi chúng lớn hơn. Hai người nên có tài khoản chung dành cho con. Xác định số tiền và tần suất đóng góp của cả 2 và thiết lập khoản tiền gửi định kỳ tự động.

Ngoài ra, để dạy con bạn giá trị của đồng tiền, bạn có thể cho con tự lên kế hoạch chi tiêu ngay từ khi còn bé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mở một tài khoản giám sát cách con đầu tư “tiền đẻ ra tiền”. Hãy điều chỉnh chiến lược đầu tư dài hạn và cho con bạn thấy sự phát triển ổn định theo thời gian. 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!