7 cách tiết kiệm tiền mua giáo trình bạn không nên bỏ lỡ

Với sinh viên đại học, mua giáo trình là một trong những khoản chi bạn có thể cân nhắc để tìm cách tiết kiệm tiền. 

Năm học mới bắt đầu cũng là lúc học sinh, sinh viên cuống cuồng đi tìm mua sách phục vụ cho nhu cầu học tập. Thực tế là, sách giáo khoa tăng giá theo các cấp bậc và giáo trình cho sinh viên đại học thường khá đắt. 

Thứ nhất, bởi vì chúng là những cuốn sách cần nghiên cứu rất nhiều. Hơn thế nữa, giáo trình thường khá dày, chi phí sản xuất cao hơn. Một cuốn sách giáo trình có thể dao động từ 100-200 nghìn đồng. Tức là chỉ cần mua 5-6 cuốn sách đã tiêu tốn khoảng 1 triệu. Do vậy, mua sách giáo trình sao cho tiết kiệm nhất là điều nhiều sinh viên đại học vô cùng quan tâm. 

7 cách tiết kiệm tiền mua giáo trình bạn không nên bỏ lỡ

1. Mua giáo trình cũ bất cứ khi nào có thể

Mua sách cũ luôn là một trong những lựa chọn tốt nhất để tiết kiệm tiền cho sinh viên đại học. Sách cũ chia ra nhiều loại. Nó bao gồm sách chỉ mới dùng 1-2 lần trông vẫn còn khá mới, sách có một số trang bị nhăn góc hay những cuốn với một số chữ đã bị mờ. Trong đó, cuốn sách đã sử dụng nhiều lần với những dấu bút ghi chú sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn, thường giảm giá 50-70%. 

Thông thường các trường đại học, các khoa khác nhau sẽ có những hội nhóm dành cho sinh viên trên MXH. Bạn đừng bỏ quên những nguồn mua tài liệu này. Bởi vì thông thường sau khi hết 1 học kỳ hoặc đầu kỳ mới, các sinh viên sẽ thanh lý giáo trình. Giá sách sẽ rất hời khi mua lại từ các sinh viên và họ thường tặng kèm một cuốn sách nhỏ hoặc tài liệu tham khảo trong kỳ. Hãy nhớ nhanh tay và theo dõi thật kỹ các hội nhóm của trường đại học để chắc chắn không bỏ quên chiếc “deal” hời nào. 

Ngoài ra, ở các trường đại học tại Việt Nam, bạn cũng có thể tìm giáo trình tại các cửa hàng photocopy ngay cạnh trường. Tại nơi đây, họ thường có sẵn một số sách cũng như tài liệu phục vụ sinh viên trong học kỳ. 

Bạn cũng có thể tham khảo mua lại sách cũ tại các nền tảng trang thương mại điện tử. Nhiều sinh viên bán sách giáo khoa đã qua sử dụng của họ cho các sinh viên khác thông qua các nền tảng này để kiếm tiền mua sách mới hơn. 

2. Mua phiên bản giáo trình cũ hơn 

Đối với các môn học như lịch sử, tài liệu học tập không đổi từ năm này sang năm khác. Các nhà xuất bản thường thực hiện những thay đổi nhỏ đối với sách giáo trình để tạo ra một ấn bản mới với mức giá cao hơn. 

Bạn có thể tránh điều đó bằng cách liên hệ với giáo sư hoặc các giảng viên khác trước học kỳ và hỏi xem phiên bản cũ hơn có đủ không. Tuy nhiên, một số lớp sẽ yêu cầu bạn mua sách giáo trình mới nếu nhà xuất bản thực hiện bất kỳ thay đổi quan trọng nào về thông tin. Họ cũng có thể cập nhật các bài tập mới. 

Nếu phải mua phiên bản mới nhất, hãy đảm bảo so sánh cửa hàng để có được mức giá tốt nhất. Kiểm tra giá ở các hiệu sách ngoài khuôn viên trường hoặc người bán trực tuyến, thay vì chỉ đến hiệu sách trong khuôn viên. Đây là cách hiệu quả để giúp bạn tiết kiệm không nhỏ khi mua sách giáo trình. 

7 cách tiết kiệm tiền mua giáo trình bạn không nên bỏ lỡ

3. Thuê giáo trình

Một số cửa hàng cung cấp dịch vụ thuê giáo trình với mức phí thấp và trả lại vào cuối học kỳ.  Điều đó có nghĩa là bạn có thể sử dụng giáo trình mới và cập nhật nhưng với số tiền phải bỏ ra thấp hơn rất nhiều so với giá sách. Điều này cũng giúp bạn tránh được những rắc rối khi muốn thanh lý sách vào cuối học kỳ. 

Nếu bạn không cần phải giữ sách giáo khoa lâu dài cho sự nghiệp của mình (và thành thật mà nói, phần lớn trong số đó bạn sẽ không cần sau khi tốt nghiệp đại học), việc thuê sách có thể giảm đáng kể chi phí sách của bạn. Dịch vụ cho thuê giáo trình có sẵn ở cả các cửa hàng truyền thống xung quanh trường đại học cũng như thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến.

4. Mua giáo trình càng sớm càng tốt

Khi mọi người chuyển sang mua sắm nhiều hơn trên Internet, việc tìm kiếm các ưu đãi cũng trở nên khó hơn. Bởi vì lúc đó, bạn đang phải cạnh tranh với những khách hàng trên khắp đất nước để tìm những ưu đãi tốt nhất về giáo trình. 

Bắt đầu tìm kiếm càng sớm, bạn càng có nhiều khả năng kiếm được một món hời. Lời khuyên này không áp dụng cho sách mới vì chúng có thể sẽ giữ nguyên giá trong suốt học kỳ. Tuy nhiên, giáo trình đã qua sử dụng có thể sẽ tăng giá khi bạn chờ mua chúng sau này.

5. Dùng chung sách với bạn bè

Một cách khác để tiết kiệm tiền chính là mua giáo trình dùng chung cùng với bạn bè. Điều này rất phù hợp nếu 2 bạn học cùng 1 tiết và ngồi cạnh nhau. Hoặc học chung 1 môn và cùng 1 giáo trình dạy nhưng ở 2 lớp khác nhau. 

Lưu ý: Phương pháp này hiệu quả nhất đối với những học sinh có kỷ luật. Nếu bạn đợi đến phút cuối cùng để bắt kịp việc đọc hoặc ôn thi, và đối tác chia sẻ sách cũng cần cuốn sách đó, mọi thứ sẽ trở nên rắc rối hơn. 

7 cách tiết kiệm tiền mua giáo trình bạn không nên bỏ lỡ

6. Khám phá các lựa chọn miễn phí  

Thực hiện tìm kiếm nhanh trên Google để tìm bản PDF của giáo trình. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp các phiên bản miễn phí của những cuốn sách này. Phần lớn các sinh viên đều dùng điện thoại thông minh hay đưa laptop để đi học, cho nên việc sử dụng giáo trình phiên bản online như này rất phù hợp và tiết kiệm. 

Ngoài ra, đừng quên kiểm tra những cuốn giáo trình có sẵn trong thư viện trường đại học. Tuy nhiên, số lượng sách trong thư viện thường có hạn nên bạn cần “nhanh chân” để có được những lựa chọn miễn phí. 

7. Khám phá các lựa chọn cho sách giáo trình số

Với sự phổ biến ngày càng tăng của thiết bị đọc sách điện tử và máy tính bảng, nhiều nhà xuất bản sách giáo khoa đang cung cấp giáo trình phiên bản kỹ thuật số. Bạn có thể mua một cuốn sách giáo khoa kỹ thuật số. Các công ty sách thường cung cấp sách điện tử và bản sao kỹ thuật số với mức giá thấp hơn vì họ không phải trả nhiều tiền cho số lượng bản sao in được tạo ra.

 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!