Lập ngân sách 101: Cách phân biệt giữa Nhu cầu và Mong muốn

Hiểu và phân biệt được nhu cầu và mong muốn là chìa khóa giúp bạn kiểm soát ngân sách cá nhân hiệu quả hơn.

Lên kế hoạch chi tiêu luôn là bài toán vô cùng đau đầu với phần lớn mọi người. Nó không chỉ là tháng này tiêu bao nhiêu tiền, tiết kiệm bao nhiêu mà còn là phân loại các khoản chi để kiểm soát cũng như cắt giảm khi cần thiết. 

Một trong những khái niệm mọi người cần phân biệt được đó chính là “Nhu cầu” và “Mong muốn”. Xác định được lúc nào là mình đang chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu, lúc nào đang tự thưởng sẽ giúp bạn hạn chế được những sai lầm trong tài chính. Đồng thời, góp phần đảm bảo kế hoạch tài chính đi đúng hướng. 

So sánh Nhu cầu và Mong muốn 

Khi lập ngân sách hàng tháng, bạn cần phân loại chi tiêu theo nhu cầu và mong muốn để dễ theo dõi hơn. Cụ thể, hãy phân chia chi phí thành những gì thực sự cần thiết cho sức khỏe và sự tồn tại (nhu cầu) so với những gì bạn mong muốn sở hữu nhưng không thật sự cần thiết (mong muốn). 

Ví dụ về Nhu cầu

Nhu cầu thường là chi phí sinh hoạt cơ bản, những thứ cần thiết cho sức khỏe hoặc số tiền bỏ ra để phục vụ công việc. Đây có thể là:

  • Tiền thuê nhà hoặc khoản trả góp mua nhà
  • Các hóa đơn tiện ích
  • Chăm sóc sức khỏe và trị liệu
  • Thuốc men
  • Ăn uống
  • Đồng phục công sở
  • Đi lại, di chuyển

Ví dụ về Mong muốn

Mong muốn là những thứ bạn chọn mua nhưng có thể sống thiếu, chẳng hạn như:

  • Giải trí
  • Ăn ngoài
  • Du lịch
  • Thiết bị điện tử
  • Gói đăng ký giải trí hàng tháng hoặc thẻ thành viên
  • Quần áo mới

Chi tiêu cho mong muốn vốn dĩ không xấu. Những khoản chi này thường có thể giúp bạn hoàn thành các mục tiêu quan trọng như giữ liên lạc với những người thân yêu, tự mình vui vẻ hoặc giữ gìn sức khỏe. Nhưng chúng không cần thiết cho sự sống còn của bạn. 

Cách phân biệt giữa Nhu cầu và Mong muốn

Tại sao Phân biệt giữa Nhu cầu và Mong muốn rất khó?

Ranh giới giữa nhu cầu và mong muốn đôi khi không rõ ràng và khó phân biệt được chi phí nào thuộc loại nào. Có một số lý do giải thích cho điều này:

1. Cách sống

Việc một khoản chi phí là nhu cầu hay mong muốn thường phụ thuộc vào cách thức và lý do bạn sử dụng nó. Chi phí ăn ngoài có thể là một nhu cầu nếu bạn cần gặp gỡ đối tác, kết nối với đồng nghiệp thường xuyên. Điều này giúp phát triển công việc, một trong những lợi ích nó đem đến là tăng lương. Tuy nhiên, nếu ăn ngoài vì niềm vui, ai rủ liền đi mà không gặt hái được điều gì, chỉ khiến “rỗng ví” thì đó thực sự là điều không nên. 

2. Cách lựa chọn các sản phẩm

Cùng trong một hóa đơn đi siêu thị hay đi chợ, các sản phẩm cũng có thể tách biệt ra 2 loại nhu cầu và mong muốn. Nếu bạn mua gạo, rau củ, thịt cá, đó là nhu cầu bởi vì bạn cần ăn uống để “tồn tại”. Tuy nhiên, cùng với những sản phẩm đó, bạn còn mua thêm bánh kẹo, nước ngọt,… thì có thể đó là mong muốn hơn là nhu cầu. 

3. Phân khúc sản phẩm 

Bạn cần một chiếc điện thoại để liên lạc với mọi người và phục vụ công việc. Với sự phát triển của công nghệ và tần suất làm việc online như hiện nay, sở hữu điện thoại thuộc nhu cầu thiết yếu của mỗi người.

Tuy nhiên, bạn có thể làm việc với 1 chiếc điện thoại 10 triệu cũng như 20 triệu. Chẳng hạn, mức lương của bạn khoảng 10-15 triệu nhưng sắm 1 chiếc điện thoại hơn cả tháng lương, đây có thể là chi tiêu cho mong muốn nhiều hơn. Đặc biệt, nếu bạn liên tục đổi điện thoại khi có những mẫu mã mới xuất hiện trên thị trường, nhu cầu này đã chuyển thành mong muốn. 

Mua một sản phẩm nào đó với động lực mong muốn nhiều hơn nhu cầu không phải lúc nào cũng xấu. Tuy nhiên, đó là một sự lựa chọn tùy ý. Hiểu được chi phí nào là không quá cần thiết và không bắt buộc sẽ giúp bạn lập ngân sách hiệu quả hơn. 

Cách phân biệt giữa Nhu cầu và Mong muốn

Tiết kiệm là gì giữa nhu cầu và mong muốn?

Nếu ngân sách eo hẹp, bạn có thể sẽ dễ dàng lựa chọn ngừng bỏ tiền vào khoản tiết kiệm hoặc các mục tiêu tài chính dài hạn, chẳng hạn như:

  • Tiết kiệm khẩn cấp
  • Trả hết nợ
  • Quỹ hưu trí
  • Bảo hiểm nhân thọ

Loại chi tiêu này giống như một mong muốn bởi vì nó không phải là nhu cầu ngay lập tức. Bạn có thể sống sót trong tháng này ngay cả khi không tiết kiệm tiền để nghỉ hưu hoặc xây dựng quỹ khẩn cấp. 

Tuy nhiên, tiết kiệm và thoát khỏi nợ nần cũng nên được coi là nhu cầu vì đây là những khoản đầu tư cho phúc lợi cá nhân và sức khỏe tài chính trong dài hạn. Ví dụ, sở hữu bảo hiểm nhân thọ có thể không phải là thứ bạn cần trong tháng này. Nhưng nếu bạn gặp những rủi ro liên quan đến sức khỏe, đó chắc chắn sẽ là một nhu cầu đối với bạn cũng như gia đình. 

Do đó, tiết kiệm và thoát khỏi nợ nần nên được coi là một nhu cầu. Cho dù bạn đang tiết kiệm 100 nghìn hay một tháng hay 100 triệu đồng, việc lập kế hoạch cho hạnh phúc lâu dài nên được quan tâm cùng với các chi phí bắt buộc khác.

Cách phân biệt giữa Nhu cầu và Mong muốn

Điều chỉnh chi tiêu cho mong muốn

Khi bạn cần cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm tiền, loại bỏ mong muốn thường là cách dễ nhất và để thực hiện những thay đổi. Ví dụ, bạn có thể từ bỏ đi tập tại các phòng thể dục thành và bắt đầu chạy quanh khu phố để rèn luyện sức khỏe.

Mặt khác, những chi phí thuộc nhu cầu không có nghĩa là nó cần cố định. Ví dụ, nếu bạn đang trả 8 triệu đồng tiền thuê nhà mỗi tháng, bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách:

  • Chuyển đến một căn hộ nhỏ hơn
  • Rủ bạn bè ở cùng để chia chi phí
  • Tạm thời chuyển đến sống cùng người thân, gia đình. 

Hoặc, bạn có thể cần phải chi tiền ăn ngày 3 bữa, nhưng bạn vẫn có thể tiết kiệm bằng cách: 

  • Chuẩn bị và mang cơm trưa đi ăn
  • Hạn chế gọi trà sữa, đi ăn ngoài 
  • Săn sale tại các siêu thị 

Nhu cầu thường chiếm phần lớn nhất trong ngân sách của bạn, đặc biệt nếu bạn đang tuân theo quy tắc 50/30/20. Bằng cách suy nghĩ lại về nhu cầu của mình, bạn thường có thể tạo ra thay đổi lớn nhất trong chi tiêu hàng tháng. 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!