Quy tắc lập ngân sách 50/30/20 là gì? Giải mã tất tần tật về phương thức

.Quy tắc lập ngân sách 50/30/20 chia thu nhập của bạn thành nhu cầu, mong muốn và tiết kiệm.

Khi nhắc đến lập ngân sách, phần lớn mọi người đều khuyên rằng bạn nên tuân thủ ngân sách 50/30/20. Tuy nhiên, không phải nguyên tắc nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Nếu không nghiên cứu kỹ càng, bạn có thể lựa chọn sai lầm. Vì mục tiêu quy tắc lập ngân sách 50/30/20 có thể không giống với điều bạn muốn hướng tới. 

Khái niệm quy tắc lập ngân sách 50/30/20 

Quy tắc lập ngân sách 50/30/20 chia thu nhập sau thuế thành 3 nhóm khác nhau:

  • Nhu cầu thiết yếu: 50%
  • Mong muốn: 30%
  • Tiết kiệm: 20%

Quy tắc lập ngân sách 50/30/20

Nhu cầu thiết yếu: 50% thu nhập

Theo quy tắc lập ngân sách 50/30/20, hãy dành không quá một nửa thu nhập của bạn cho những thứ thực sự cần thiết trong cuộc sống của bạn. Chi phí thiết yếu là những khoản bạn gần như chắc chắn phải trả, bất kể bạn sống và làm việc ở đâu hay kế hoạch tương lai của bạn bao gồm những gì. Nói chung, những chi phí này gần như giống nhau đối với mọi người và bao gồm:

  • Nhà ở
  • Đồ ăn
  • Di chuyển đi lại
  • Các hóa đơn tiện ích

Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phần trăm này miễn sao duy trì ngân sách hợp lý, cân bằng. Bạn không cần phải chia cụ thể là nhà ở hay đồ ăn chiếm bao nhiêu phần trăm trong khoản nhu cầu thiết yếu, chỉ cần tổng lại không quá 50% thu nhập. Ví dụ, một người sống ở những khu vực có giá thuê cao nhưng công ty gần nhà nên đi bộ đến nơi làm việc. Trong khi đó, những người khác thuê nhà thấp hơn, nhưng chi phí đi lại đắt đỏ hơn nhiều. 

Mong muốn: 30% thu nhập 

Đây là những chi phí không cần thiết giúp nâng cao lối sống của bạn. Một số chuyên gia tài chính coi danh mục này hoàn toàn tùy ý. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, có một số khoản chi xa xỉ đã trở thành những chi phí “bắt buộc”. 

Những chi phí sinh hoạt cá nhân này bao gồm các hạng mục như đăng ký tài khoản xem phim, đi ăn ngoài hay uống cà phê cùng bạn bè, chuyến đi cuối tuần,… Chỉ bạn mới có thể quyết định chi phí nào được chỉ định là “cá nhân” và chi phí nào thực sự bắt buộc. Tương tự như việc bạn không nên dành quá 50% thu nhập cho các chi phí thiết yếu, 30% là số tiền tối đa bạn nên chi cho các lựa chọn cá nhân. 

Tiết kiệm: 20% thu nhập

Tiếp theo là dành 20% số tiền bạn kiếm được để tiết kiệm. Nó bao gồm các kế hoạch tiết kiệm, tài khoản hưu trí, thanh toán nợ và quỹ dự phòng,… Danh mục chi phí này chỉ nên được thanh toán sau khi những thứ thiết yếu của bạn đã được xử lý xong và trước khi bạn nghĩ đến bất cứ điều gì trong danh mục chi tiêu cá nhân cuối cùng.

Hãy coi đây là danh mục “đi trước” của bạn. Trong khi 50% (hoặc ít hơn) thu nhập của bạn dành cho các nhu yếu phẩm, 20% (hoặc nhiều hơn) nên là mục tiêu của bạn khi có liên quan đến các mục tiêu tài chính. Bạn sẽ trả hết nợ nhanh hơn và đạt được những bước tiến đáng kể hơn hướng tới một tương lai thoải mái bằng cách hình thành thói quen tiết kiệm. 

Bạn không cần có thu nhập cao để tuân theo các nguyên lý của quy tắc ngân sách 50/30/20. Vì đây là một hệ thống dựa trên tỷ lệ phần trăm, nên các tỷ lệ tương tự sẽ áp dụng cho dù bạn đang kiếm được mức lương khởi điểm và sống trong một căn hộ studio hay nếu bạn đã có nhiều năm trong sự nghiệp và chuẩn bị mua ngôi nhà đầu tiên của mình.

Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng: Những gì kế hoạch này làm là cung cấp một gợi ý để bạn bắt đầu lập ngân sách. Khi bạn xem xét thu nhập và chi phí của mình, hãy xác định điều gì cần thiết và điều gì không, chỉ khi đó bạn mới có thể tạo ngân sách giúp bạn tận dụng tối đa số tiền của mình.

Quy tắc lập ngân sách 50/30/20

Một ví dụ về quy tắc lập ngân sách 50/30/20

1. Tính thu nhập hàng tháng của bạn 

Giả sử bạn (và vợ/chồng) có nhiều nguồn thu nhập. Hàng tháng, sau thuế mức lương của bạn là 15 triệu, thu nhập từ nghề tay trái là 5 triệu đồng. Vậy tổng thu nhập hàng tháng là 20 triệu đồng. 

2. Tính toán ngưỡng chi tiêu cho từng danh mục

Dựa trên quy tắc ngân sách 50/30/20, số tiền bạn nên phân bổ cho “nhu cầu” là 10 triệu đồng (20 triệu x 0,5). Số tiền bạn nên phân bổ cho “mong muốn” là 6 triệu đồng (20 triệu x 0,3). Số tiền bạn nên phân bổ cho các mục tiêu tài chính là 4 triệu đồng (20 triệu x 0,20). 

Trong trường hợp bạn vẫn có một khoản nợ, bạn có thể giảm một phần chi tiêu cho nhu cầu và mong muốn để trả nợ. Điều này giúp bạn đạt được 2 mục tiêu cùng lúc đó là tiết kiệm và trả nợ. 

3. Lập kế hoạch ngân sách xung quanh những con số này

Xem qua ngân sách của bạn để lập kế hoạch chi tiêu hoặc xem mức độ phù hợp của ngân sách với các mục tiêu này. 

Quy tắc lập ngân sách 50/30/20

Tại sao bạn nên lập ngân sách 50/30/20?

Theo các chuyên gia tài chính, có rất nhiều lý do khác nhau khiến mọi người bắt đầu lập ngân sách:

  • Tiết kiệm cho một chi phí lớn chẳng hạn như một ngôi nhà, xe hơi, hoặc kỳ nghỉ
  • Chuẩn bị khoản tiền trả trước khi mua nhà
  • Hạn chế thói quen chi tiêu phung phí
  • Cải thiện điểm tín dụng 
  • Xóa nợ

Xác định lý do tại sao bạn lập ngân sách theo phương pháp ngân sách 50/30/20 có thể giúp bạn duy trì động lực và tạo một kế hoạch tốt hơn để đạt được mục tiêu của mình. Nếu muốn vung tiền, bạn có thể sử dụng mục tiêu tổng thể của mình để đưa bạn trở lại với ý thức tiết kiệm của mình. Vì vậy, hãy tự hỏi: Tại sao tôi bắt đầu lập ngân sách? Tôi muốn đạt được điều gì? 

Ngoài ra, nếu bạn đang tiết kiệm cho một mục tiêu cụ thể, hãy cố gắng xác định một con số chính xác để bạn có thể thường xuyên đánh giá xem ngân sách của mình có đi đúng hướng theo định kỳ. 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!