Lập ngân sách dựa trên số 0 là gì và ưu nhược điểm của phương thức này

Tất tần tật về khái niệm lập ngân sách dựa trên số 0. 

Chưa hết tháng đã cạn kiệt tiền lương có lẽ là điều mà ai trong số chúng ta từng trải qua 1 lần trong đời. Vay mượn bạn bè, ăn uống tiết kiệm, từ chối cuộc hẹn cùng với bạn bè là một trong những cách để “cầm cự” qua thời gian này. 

Trên thực tế, bạn chỉ cần thay đổi một chút trong cách chi tiêu, chẳng hạn như học cách lập ngân sách để kiểm soát dòng tiền của bản thân. Chỉ cần thêm 1 bước “chỉ huy” tiền của mình đi đâu vào mỗi tháng, bạn sẽ không còn gặp phải cảnh hết tiền trước kỳ lương tiếp theo. Trong đó, ngân sách dựa trên số 0 là cách tạo kế hoạch chi tiêu dễ dàng mà rất hiệu quả. 

Khái niệm lập ngân sách dựa trên số 0

Lập ngân sách dựa trên số 0, còn được gọi là lập ngân sách tổng bằng 0, xoay quanh nguyên tắc rằng bạn phải phân chia mỗi đồng trong kế hoạch của mình. Vào cuối tháng, hệ thống lập ngân sách dựa trên số 0 sẽ cho biết 100% thu nhập của bạn đã đi về đâu.

Lập ngân sách truyền thống tức là số tiền “dư thừa” hàng tháng nằm lại trong tài khoản của bạn. Trong khi đó, lập ngân sách dựa trên số 0 yêu cầu bạn chuyển những khoản tiền dư thừa đó sang tiết kiệm, trả nợ, đầu tư hoặc một số mục tiêu khác. Chẳng hạn, thu nhập của bạn là 20 triệu/tháng, chi tiêu hết 12 triệu/tháng, với phương pháp truyền thông 8 triệu còn lại sẽ nằm ở trong tài khoản chi tiêu của bạn. Còn đối với lập ngân sách dựa trên số 0, bạn sẽ phân bổ khoản tiền đó vào tài tiết kiệm hoặc đầu tư. 

Nếu năng suất, tính hiệu quả và tính tổ chức là những yếu tố quan trọng đối với bạn thì phương thức này có thể chính là thứ bạn đang tìm kiếm.

Lập ngân sách dựa trên số 0

Lập ngân sách dựa trên số 0 hoạt động như thế nào?

Với những người theo phương thức ngân sách dựa trên 0, họ muốn theo dõi bản thân chi tiêu và phân bổ thu nhập như thế nào . Mục tiêu của ngân sách số dư bằng 0 là phân bổ tất cả thu nhập của bạn vào các danh mục cụ thể cho đến khi không còn tiền. Về cơ bản, với ngân sách dựa trên số 0, bạn muốn thu nhập của mình trừ đi các khoản chi tiêu bằng 0 vào cuối mỗi tháng.

Cách tạo ngân sách dựa trên số 0 

Hãy bắt đầu bằng cách lập danh sách tất cả các danh mục chi tiêu hàng tháng. Ngoài việc tạo danh mục phí sinh hoạt, bạn cần lên kế hoạch cho các mục tiêu tài chính, cho dù đó là tiết kiệm hay trả nợ. Những khoản như các chuyến du lịch hoặc tiết kiệm để mua một chiếc ô tô mới cũng cần thêm vào danh mục. 

Sau đó, bạn cần quyết định số tiền bạn muốn phân bổ cho từng danh mục cụ thể. Lập ngân sách dựa trên số 0 là sử dụng thu nhập của tháng trước để xác định số tiền bạn có thể chi tiêu tháng này. Như vậy, bạn chỉ sử dụng số tiền đã có trong tài khoản ngân hàng của mình và không phụ thuộc vào tiền lương trong tương lai. Đó là lý do tại sao lập ngân sách dựa trên số 0 đặc biệt hữu ích cho người có thu nhập thay đổi theo từng tháng. 

Khi bạn đã viết ra mọi thứ, hãy lấy thu nhập trừ đi các khoản chi phí. Trong trường hợp chi phí vượt quá thu nhập, bạn cần điều chỉnh lại ngân sách, cắt giảm chi tiêu hoặc thay đổi kế hoạch tài chính. 

Sau khi trừ chi phí hàng tháng, nếu còn tiền “dư thừa”, bạn cần chỉ định nó vào một danh mục cụ thể. Nếu không, bạn có nhiều khả năng chi tiêu vào thứ gì đó không cần thiết. Đây là bản chất của lập ngân sách dựa trên số 0. Ngoài ra, bạn có thể cần thường xuyên điều chỉnh lại ngân sách dựa trên con số 0 của mình, vì đôi khi bạn có thể gặp phải những chi phí không mong muốn. 

Lập ngân sách dựa trên số 0

Ví dụ về ngân sách dựa trên số 0

Nếu bạn bối rối với khái niệm ngân sách dựa trên số 0, đừng hoảng sợ. Giả sử bạn kiếm được 15 triệu/tháng sau thuế. Ngân sách dựa trên số 0 của bạn có thể sẽ như thế này. 

 

Khi bạn cộng tất cả những khoản này lại và trừ chúng khỏi tổng thu nhập của mình, bạn sẽ còn lại 0 đồng. Đó là mục tiêu của ngân sách dựa trên số 0.

Ngân sách này đã bao gồm các danh mục dành cho tiết kiệm, thanh toán nợ và chi phí bổ sung (như tiền giải trí), vì vậy bạn biết chính xác tất cả số tiền của mình sẽ đi đâu mỗi tháng. Bạn thậm chí có thể thử thách bản thân để tiết kiệm nhiều hơn bằng cách tăng dần số tiền bạn thêm vào danh mục tiết kiệm của mình.

Cách triển khai ngân sách dựa trên số 0

Sau khi bạn đã tạo ngân sách , bạn phải bắt đầu theo dõi và phân loại chi phí của mình. Tốt nhất là làm điều này hàng ngày, hoặc ít nhất 1 lần/tuần để dễ dàng điều chỉnh nếu thực tế hoàn toàn khác so với kế hoạch. 

Nếu bạn tiếp tục chi tiêu quá mức trong một danh mục nhất định, hãy dừng lại và xem xét liệu bạn có cần tăng số tiền trong danh mục đó hay không – hoặc tìm cách loại bỏ sự cám dỗ.

Bạn cũng nên nhớ rằng ngân sách dựa trên số 0 là không cố định và bạn nên thay đổi ngân sách khi cần thiết. Ví dụ, nếu sắp đến Tết, bạn có thể muốn phân bổ nhiều tiền hơn vào danh mục quà tặng.

Lập ngân sách dựa trên số 0

Ưu điểm của lập ngân sách dựa trên số 0

  • Biết chính xác số tiền bạn đang chi tiêu: Lập ngân sách dựa trên số 0 giúp bạn nhận thức rõ hơn thói quen chi tiêu của bản thân. Nó cho thấy rõ bạn cần cắt giảm chi phí ở đâu, chẳng hạn như đi ăn ngoài. 
  • Rất linh hoạt: Phần lớn mọi người khó để giữ nguyên chi phí mỗi tháng. Rất có thể bạn sẽ cần thực hiện các điều chỉnh để kiểm soát chi tiêu một cách thường xuyên. Mặc dù việc thực hiện các thay đổi có thể gây khó chịu nhưng ngân sách dựa trên 0 rất linh hoạt. Với phương thức này, bạn đang theo dõi chi tiêu của mình trong thời gian thực để có thể dễ dàng thực hiện các điều chỉnh khi cần.
  • Hạn chế tình trạng bội chi: Với ngân sách dựa trên số 0, bạn rất hiếm khi rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách. Vì thu nhập sẽ được phân bổ vào các danh mục cụ thể, điều này giúp ngăn bạn chi tiêu vượt quá khả năng của mình.

Nhược điểm của Lập ngân sách dựa trên số 0

  • Khá tẻ nhạt: Một trong những nhược điểm chính của ngân sách dựa trên số 0 là nó có thể rất tốn thời gian. Bạn phải liên tục theo dõi và theo dõi chi tiêu của mình, và việc nhập tất cả các chi phí của bạn hàng tháng có thể khá tẻ nhạt.
  • Không hiệu quả với các khoản chi phí biến đổi: Nhiều khả năng là bạn sẽ thấy mình tiêu tiền vào những khoản chi phí không lường trước được. Chúng được gọi là chi phí biến đổi và ngân sách dựa trên số 0 không phải lúc nào cũng tính đến chúng. Chi phí biến đổi có thể bao gồm những thứ như quà tặng và chuyến du lịch bất ngờ. Trong trường hợp này, bạn cần tạo các danh mục riêng cho chúng.

Cân nhắc ưu và nhược điểm của các phương pháp lập ngân sách khác nhau có thể giúp bạn thu hẹp hệ thống nào phù hợp nhất với mình. Điều này giúp bạn có động lực để bám sát mục tiêu của mình.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!