Khi nào bạn nên chi tiêu quỹ khẩn cấp của mình?

Lập quỹ khẩn cấp là một khía cạnh quan trọng của tài chính cá nhân. Song, hiếm ai nói đến thời điểm bạn nên chi tiêu quỹ khẩn cấp thế nào. 

Quỹ khẩn cấp giúp bạn thanh toán những chi phí bất ngờ hoặc trang trải cuộc sống khi mất thu nhập. Việc các chi phí khẩn cấp tăng lên là điều bình thường, và khó có thể đoán trước. Những khó khăn này có thể là do mất thu nhập, chi phí đột ngột hoặc tiền lương không theo kịp lạm phát.

Bên cạnh đó, những lo lắng tiền bạc thường có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Mối quan tâm hàng đầu về tài chính là làm sao để chi trả cho chi phí hàng ngày và chuẩn bị tương lai. Đây là những lĩnh vực có thể cần tiết kiệm khẩn cấp để duy trì sự ổn định tài chính.

Khi nói đến việc trang trải các chi phí này, việc thành lập một quỹ khẩn cấp là rất quan trọng. Dưới đây là bảng phân tích 4 tình huống trong đó việc chi tiêu quỹ khẩn cấp có thể là một ý tưởng hay để giúp vượt qua khó khăn tài chính và duy trì mức sống hàng ngày.

Chi tiêu quỹ khẩn cấp

Bạn nên chi tiêu quỹ khẩn cấp của mình cho việc gì?

1. Mất việc chủ động hoặc đột ngột

Một trong những trường hợp khẩn cấp tài chính lớn nhất là mất việc làm. Nếu mất việc, bạn có thể chi tiêu quỹ khẩn cấp của mình để trang trải các chi phí thiết yếu như nhà ở và thực phẩm. Khoản tiết kiệm đó cũng có thể được sử dụng cho các chi phí liên quan đến tìm kiếm việc làm. Chẳng hạn như tham dự các sự kiện mạng lưới hoặc hội chợ việc làm và thậm chí chuyển nơi ở để tìm cơ hội mới.

Tìm kiếm một công việc làm thêm có thể giúp bổ sung khoản tiết kiệm khẩn cấp của bạn trong khi tìm kiếm một công việc mới. Thu nhập tăng thêm từ công việc tự do hoặc hợp đồng bán thời gian có thể được sử dụng để trang trải các chi phí thiết yếu. Đồng thờ, mở rộng quỹ khẩn cấp và giúp bạn xây dựng các kỹ năng cho công việc trong tương lai.

2. Chi tiêu quỹ khẩn cấp khi bị giảm thu nhập

Ngay cả khi không bị mất việc, bạn vẫn có thể bị cắt giảm giờ làm hoặc lương. Hoặc, một số có thể chọn giảm thời gian làm việc để tập trung vào các khía cạnh khác của cuộc sống. Chẳng hạn chăm sóc em bé, học cao hơn hoặc theo đuổi một công việc kinh doanh mới.

Nếu đúng như vậy, bạn có thể cần phải bù đắp khoảng trống tài chính bằng cách chi tiêu quỹ khẩn cấp của mình. Trước tiên, hãy xem xét các cách bạn có thể cắt giảm chi phí. Bạn cần giảm ngân sách để trang trải hầu hết các khoản chi cần thiết. Sau đó, chuyển sang quỹ khẩn cấp của bạn cho phần còn lại.

Chi tiêu quỹ khẩn cấp

3. Hóa đơn y tế

Thanh toán hóa đơn y tế là lý do gây căng thẳng và kiệt quệ tài chính lớn. Ngay cả khi có bảo hiểm y tế, bạn có thể phải trả một khoản tiền không hề nhỏ nếu sử dụng dịch vụ ngoài. Trong trường hợp đó, bạn cần chi tiêu quỹ khẩn cấp thanh toán một số hóa đơn.

Bạn cũng nên cố gắng thương lượng các hóa đơn y tế. Trước tiên, bạn cần yêu cầu một danh sách chi tiết các chi phí y tế để bạn có thể hiểu mình đang bị tính phí những gì và sử dụng thông tin đó trong cuộc thương lượng. Liên hệ với bộ phận liên quan để thảo luận về các lựa chọn thanh toán. Làm rõ về các khoản phí cụ thể và các khoản giảm giá hoặc hỗ trợ tài chính tiềm năng.

4. Sửa chữa khẩn cấp

Nếu dùng phương tiện cá nhân để đi làm chẳng hạn như ô tô, xe máy, bạn có thể cần sử dụng quỹ khẩn cấp của mình để trả tiền sửa chữa chúng. Ngoài ra, các trường hợp sửa chữa khẩn cấp tại nhà , chẳng hạn như tủ lạnh hoặc bếp lò bị hỏng cũng cần một khoản tiền lớn. Sử dụng khoản tiền khẩn cấp của bạn để trang trải những chi phí này có thể là một lựa chọn tốt hơn việc sử dụng thẻ tín dụng, sau đó nợ nần chồng chất .

Tuy nhiên, chỉ sử dụng khoản tiết kiệm khẩn cấp nếu việc sửa chữa là cần thiết để tiếp tục cuộc sống hàng ngày. Trong một số trường hợp, việc sửa chữa có thể hoãn lại đến khi bạn tiết kiệm đủ để trang trải chúng. Chỉ cần đảm bảo rằng đó không phải là thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn và trở nên đắt đỏ hơn nếu trì hoãn lâu hơn.Chi tiêu quỹ khẩn cấp

Cách xây dựng lại quỹ khẩn cấp của bạn

Bây giờ bạn đã sử dụng một số tiền tiết kiệm của mình, đã đến lúc xem xét cách xây dựng lại quỹ khẩn cấp của bạn. Sẽ mất thời gian để có đủ số tiền chi tiêu từ 3 đến 6 tháng. Song, nếu bạn có thói quen tiết kiệm hiệu quả, việc này có thể được thực hiện trong vòng 1 năm. Dưới đây là một số lời khuyên để làm theo khi xây dựng lại khoản tiết kiệm của bạn.

  • Bắt đầu từ việc nhỏ: Hãy tính xem bạn có thể tiết kiệm bao nhiêu mỗi tuần, thậm chí đó có thể là vài chục nghìn đồng. Bắt đầu với những mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn có nhiều động lực tích lũy hơn. 
  • Tăng số tiền bạn để dành: Khi tài chính ổn định, hãy tìm cách tăng số tiền bạn tiết kiệm. Nếu tìm được một công việc mới, bạn có thể tăng mức đóng góp của mình nhanh hơn nữa. Nhưng hãy đặt mục tiêu tăng dần số tiền bạn dành ra để tránh “choáng ngợp”. 
  • Tự động hóa : Thiết lập chuyển khoản tự động để bạn không phải suy nghĩ về việc đó. Chuyển khoản thường xuyên có thể giúp bạn bắt đầu xây dựng lại quỹ khẩn cấp của mình đều đặn hơn. 
  • Sử dụng những khoản tiền bất ngờ : Tích lũy khoản tiết kiệm khẩn cấp của bạn nhanh hơn bằng cách áp dụng những khoản tiền bất ngờ vào quỹ của bạn. Nếu bạn được hoàn thuế, tiền thưởng tại nơi làm việc hoặc một số tiền bất ngờ khác, hãy sử dụng một phần trong số đó để bổ sung vào quỹ khẩn cấp của bạn.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!