Lạm phát lối sống là gì? Và nó hạn chế khả năng làm giàu như thế nào? 

Tránh lạm phát lối sống là rất quan trọng nếu bạn nghiêm túc trong việc xây dựng sự giàu có và đảm bảo tương lai tài chính cá nhân. 

Khi thu nhập của bạn tăng lên, thật dễ dàng để chi tiêu hàng tháng tăng theo. Bạn chi tiêu nhiều hơn một chút ở mọi khía cạnh chẳng hạn thuê một căn hộ lớn hơn, nhiều bữa ăn ở ngoài hơn, thêm 1 hoặc 2 kỳ nghỉ. Điều này được gọi là “lạm phát lối sống”. 

Mặc dù có vẻ vô hại, nó có thể có những tác động lớn về mặt tài chính. Đó là một rào cản lớn trong việc xây dựng sự giàu có, có thể khiến bạn thâm hụt ngân sách hàng tháng ngay cả khi tăng lương. 

Định nghĩa và ví dụ về lạm phát lối sống

Lạm phát lối sống đề cập đến mức sống được nâng cao sau khi thu nhập tăng lên. Nó bao gồm việc mua hàng hóa và dịch vụ cũng như chi tiêu cho trải nghiệm như du lịch.

Thu nhập và chi tiêu có mối tương quan dương, nghĩa là khi thu nhập tăng, chi tiêu cũng tăng. Ngược lại, giảm phát lối sống đề cập đến việc giảm chi tiêu.

Ví dụ, bạn bắt đầu công việc toàn thời gian đầu tiên của mình với vai trò nhân viên. Mức lương khởi điểm của bạn 10 triệu/tháng. Lúc này bạn pha cà phê ở nhà mỗi ngày và thỉnh thoảng tự thưởng cho mình một ly latte ở quán cà phê vào cuối tuần. Sau 1 năm, bạn được thăng chức lên và được tăng lương, nâng mức lương ròng 12 triệu/tháng. Giờ đây, bạn lựa chọn uống cà phê ở quán nhiều hơn. Trước đây bạn thường sắm đồ cũ, bây giờ bạn mua ở các cửa hàng xịn xò hơn.

Lạm phát lối sống có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính của từng cá nhân. Nó khiến cho việc trả hết nợ, tiết kiệm cho nghỉ hưu hoặc đáp ứng các mục tiêu tài chính lớn khác trở nên khó khăn. Lạm phát lối sống là nguyên nhân khiến mọi người bị mắc kẹt trong tình huống chưa đến cuối tháng đã hết lương dù thu nhập tăng lên.

Lạm phát lối sống là gì?

Lạm phát lối sống hoạt động như thế nào? 

Lạm phát lối sống như là động lực thúc đẩy một người tiêu nhiều tiền hơn khi tiền lương tăng. Những khoản chi tiêu này có xu hướng tăng lên theo thời gian. Nó có thể dẫn đến tỷ lệ nợ trên thu nhập tăng lên đến mức bạn nợ nhiều hơn mức có thể trả. Điều này là do tốc độ tăng chi tiêu. Thay đổi lối sống không nhất thiết phải tỷ lệ thuận với thu nhập; chi tiêu vượt xa thu nhập trong trường hợp của nhiều gia đình trung lưu.

Một người được tăng lương có thể muốn mua một chiếc ô tô sang trọng hoặc mua căn nhà đầu tiên, làm tăng tỷ lệ nợ trên thu nhập của họ. Một khi những gì được coi là xa xỉ ở mức thu nhập thấp hơn trở nên có thể đạt được, nó thường được coi là điều cần thiết. Kết quả là, chi tiêu cho hàng hóa xa xỉ tăng lên khi thu nhập của một người tăng lên.

Các yếu tố xã hội cũng thúc đẩy mọi người chi tiêu nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy bị áp lực phải theo kịp những người khác. Tức là mua một ngôi nhà lớn hơn chỉ để ngang bằng hoặc vượt xa những ngôi nhà bạn bè sở hữu.

Lạm phát lối sống mâu thuẫn với giả thuyết thu nhập cố định. Đây là lý thuyết kinh tế cho rằng mọi người chi tiêu tương ứng với mức thu nhập dự kiến ​​của họ.

Lạm phát lối sống là gì?

Một số dấu hiệu nhận biết lạm phát lối sống là gì?

Vì vậy, làm thế nào bạn có thể biết liệu đó có phải là lối sống lạm phát hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu cần chú ý: 

  • Số tiền bạn tiết kiệm không tăng lên. Nếu thu nhập của bạn tăng lên đáng kể, khoản tiền tích lũy cũng nên tăng theo. Một dấu hiệu cảnh báo quan trọng về lối sống lạm phát là nếu số tiền này ít nhiều giữ nguyên, mặc dù thu nhập tăng vọt. Không ưu tiên tiết kiệm có thể là thảm họa đối với sức khỏe tài chính tổng thể của bạn. 
  • Chi tiêu của bạn đã tăng lên trong hầu hết các lĩnh vực. Đây là cách bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa những cải tiến mang tính chiến lược trong cuộc sống của mình. Chẳng hạn như một căn hộ tốt hơn hoặc một chiếc ô tô đáng tin cậy hơn, thay vì chỉ chi tiêu nhiều hơn cho mọi thứ.
  • Bạn không có khả năng xử lý những vấn đề tài chính cá nhân. Giả sử bạn đã hết sức thận trọng về ngân sách của mình, tự tin rằng giờ đây bạn có nhiều tiền để trang trải mọi chi phí. Tuy nhiên, bạn nhận thấy số dư tài khoản ngân hàng của bạn liên tục giảm và số dư thẻ tín dụng của bạn ngày càng tăng. Nếu bạn có cảm giác tồi tệ mỗi khi kiểm tra tài chính, cảm giác tội lỗi đó có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.

Lạm phát lối sống là gì?

Các chiến lược để tránh lạm phát lối sống

Lạm phát lối sống khiến nhiều người gặp chỉ có thể thanh toán tối thiểu trên thẻ tín dụng, thiếu tiền tiết kiệm dự phòng cho những trường hợp bất ngờ xảy ra như ốm đau hay mất việc làm. 

Mọi người có xu hướng tăng chi tiêu khi thu nhập tăng. Bởi vì họ tin rằng những hàng hóa và dịch vụ bổ sung họ có thể mua bây giờ sẽ khiến bản thân hạnh phúc hơn. Thường thì việc mua sắm đó không thực sự khiến họ hạnh phúc hơn. Một lựa chọn tốt hơn là hướng tới sự độc lập về tài chính bằng cách sử dụng tiền khôn ngoan hơn. 

Có thể tránh lạm phát lối sống bằng cách thiết lập các khoản chi tiêu và tiết kiệm có ý thức. Thiết lập kế hoạch tiết kiệm tự động có thể là cách tốt để đảm bảo đạt được các mục tiêu tiết kiệm và giới hạn chi tiêu. Tránh lối sống lạm phát giúp hiện thực hóa quá trình độc lập tài chính khi còn trẻ. Bạn có thể linh hoạt trong tài chính, tự do lựa chọn công việc mơ ước. 

1. Tính toán những thay đổi trong ngân sách

Sau khi được tăng thu nhập, điều đầu tiên bạn cần làm là có những thay đổi trong ngân sách và mục tiêu tài chính. Dành thời gian để tính toán sự thay đổi thực sự đối với ngân sách của bạn và xác định số tiền tăng thêm đó sẽ tác động đến bạn như thế nào.

2. Đầu tư cho trải nghiệm

Nếu bạn bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn, thay vì mua một chiếc ô tô mới, một ngôi nhà hay một tủ quần áo đắt tiền, hãy cân nhắc đầu tư vào trải nghiệm. Đi nghỉ hoặc đăng ký một lớp học có thể tạo ra những kỷ niệm khiến bạn hài lòng lâu dài.

3. Thực hiện các thay đổi dần dần

Một chiếc ô tô đắt tiền có thể sẽ tốn nhiều tiền bảo dưỡng hơn. Một ngôi nhà lớn hơn đòi hỏi chi phí nội thất cao hơn. Đừng thực hiện những thay đổi lớn trong lối sống của bạn trong vài tuần đầu tiên. Thay vào đó, hãy lập ngân sách và chi tiêu dần dần. 

Chia sẻ

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!