Quản lý tài chính gia đình chung hay riêng sẽ phù hợp với các cặp đôi mới cưới hơn?

Dưới đây là ưu và nhược điểm của 3 cách quản lý tài chính gia đình bạn nên biết để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 

Tiền có thể là một trong những chủ đề khó khăn nhất đối với các cặp đôi. Nhưng dù cảm thấy khó chịu đến đâu thì điều quan trọng nhất cần nhớ về hôn nhân và tiền bạc là: Không bao giờ nói dối và luôn thảo luận kỹ càng trong cách quản lý tài chính gia đình. 

Bạn sẽ quản lý tiền như thế nào khi mới cưới? Có 3 cách phổ biến các cặp vợ chồng quản lý tài chính gia đình: riêng biệt, chung hoặc kết hợp giữa tài khoản riêng và tài khoản chung. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tìm ra chiến lược nào sẽ hiệu quả nhất cho cả hai bạn. 

Quản lý tài chính gia đình chung hay riêng sẽ phù hợp với các cặp đôi mới cưới hơn?

Quản lý tài chính gia đình theo các tài khoản riêng

Việc giữ các tài khoản riêng có thể là điểm khởi đầu thoải mái đối với nhiều cặp vợ chồng. Đặc biệt khi họ đã quen với việc quản lý tài chính của riêng mình và chưa có nhiều khoản chi tiêu chung. Khi các cặp đôi chuyển đến sống cùng nhau, ít nhất sẽ có một số chênh lệch về thu nhập. Đây là chưa kể các khoản nợ có thể phát sinh trong mối quan hệ. 

Khi vợ chồng giữ tài khoản riêng biệt nghĩa, cả 2 phải thảo luận ai sẽ chịu trách nhiệm thanh toán những khoản nào. Một số cặp vợ chồng quyết định chia đôi chi phí. Trong khi đó, những người khác có thể thoải mái hơn khi trả tương ứng với số tiền họ kiếm được. 

Bạn vẫn sẽ phải lập ngân sách cho các chi tiêu trong gia đình và thảo luận về các mục tiêu tiết kiệm dài hạn và nghỉ hưu. Tuy nhiên, các tài khoản riêng biệt cung cấp cho bạn nhiều quyền tự do hơn để quản lý tiền của mình một cách tự chủ.

  • Ưu điểm: Mỗi người phải chịu trách nhiệm về thói quen chi tiêu của mình và trả hết mọi khoản nợ cá nhân, miễn là cả hai đều hài lòng với cách đồng ý chia các hóa đơn chung.
  • Nhược điểm: Theo dõi ai nợ ai công việc mỗi tháng rất nhiều. Phương pháp quản lý tài chính này sẽ khó khăn hơn nếu có con cái hoặc nếu một trong hai bạn muốn thay đổi nghề nghiệp hay quay lại trường học.

Quản lý tài chính gia đình chung hay riêng sẽ phù hợp với các cặp đôi mới cưới hơn?

Với tài khoản chung

Không ai cần xác định mức thanh toán thu nhập tương đối, bạn không cần phải cập nhật bảng tính mỗi tháng và tất cả chi phí của trẻ em đều được thanh toán từ tài khoản gia đình. Ngân sách có thể được theo dõi dễ dàng trên bảng tính hoặc trên phần mềm lập ngân sách có sẵn trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Sự đơn giản sẽ giúp việc theo dõi chi tiêu trở nên dễ dàng.

  • Ưu điểm: Theo dõi ngân sách và chi tiêu trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra không cần phân chia nguồn lực hàng tháng và không cần thay đổi tài chính khi có em bé. 
  • Nhược điểm: Đánh giá thói quen chi tiêu của nhau có thể gây ra những xung đột, đặc biệt khi một người kiếm nhiều tiền hơn. Việc giữ bí mật những món quà bất ngờ cũng có thể khó khăn.

Gộp cả tài khoản riêng và tài khoản chung

Việc sở hữu cả tài khoản riêng và tài khoản chung có thể phức tạp nhưng nó cũng có thể là giải pháp tốt nhất cho một số cặp đôi. Ý tưởng này là các cặp đôi sẽ đóng góp một số tiền nhất định mỗi tháng vào tài khoản chung cho chi tiêu gia đình, tiết kiệm chung, trả nợ chung và dành cho con cái. Ngoài ra, mỗi cá nhân có một tài khoản chi tiêu riêng. 

“Quỹ cá nhân” này có thể được chi tiêu cho bất kỳ mong muốn hoặc nhu cầu cá nhân. Bằng cách này, vợ/chồng của bạn không bao giờ có thể phán xét bạn vì đã mua đôi giày trị vài triệu đồng hoặc những chiếc tai nghe xịn xò nhất, miễn là bạn thanh toán chúng bằng chính tài khoản cá nhân. Số tiền chuyển vào tài khoản cá nhân mỗi tháng cần được thảo luận và thống nhất để tránh xung đột.

  • Ưu điểm: Bạn có thể dễ dàng theo dõi bằng các tài khoản chung. Mỗi người đều có quyền tự do mua những gì bản thân muốn mà không cần thảo luận về điều đó với vợ/chồng của mình. tuy nhiên các bạn cũng cùng nhau hướng tới các mục tiêu chung và nghỉ hưu.
  • Nhược điểm: Phương pháp này dễ theo dõi nhưng yêu cầu mở và quản lý nhiều tài khoản ngân hàng. Bạn sẽ cần phải phân chia xem ai là người nên quản lý chính trong chi tiêu cũng như tiết kiệm chung. 

Quản lý tài chính gia đình chung hay riêng sẽ phù hợp với các cặp đôi mới cưới hơn?

Ai là người nên quản lý tài chính gia đình? 

Trước đây, chúng ta thường quan niệm rằng phụ nữ là tay hòm chìa khóa. Tức là câu chuyện chi tiêu, tiết kiệm, lập kế hoạch trong gia đình đều là do người phụ nữ chịu trách nhiệm. Bởi vì trước đó phụ nữ thường làm nội trợ, quán xuyến mọi chuyện trong gia đình. Bên cạnh đó, họ cũng được cho là cẩn thận và tỉ mỉ hơn đàn ông. Điều này rất quan trọng trong câu chuyện quản lý tài chính gia đình. 

Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, khi cả vợ và chồng đều có trách nhiệm tương đương trong kiếm tiền cũng như quản lý tài chính gia đình. Một số gia đình sẽ phân chia nhiệm vụ này cho người có kiến thức tài chính vững vàng hơn. Hoặc họ sẽ “cưa đôi” tức là ai giỏi mảng nào sẽ phụ trách mảng đó. Chẳng hạn, nếu vợ là người giỏi lên kế hoạch và cẩn thận theo dõi, cô ấy sẽ phụ trách lập ngân sách. Trong khi đó, người có thể sẽ phụ trách đầu tư, theo dõi tiến độ của những mục tiêu trong tương lai. 

Tạm kết

Mặc dù không phải là phần lãng mạn nhất khi dọn đến ở cùng nhau, các cặp đôi mới cưới cần nói chuyện về những việc cần chuẩn bị cho gia đình. Lên kế hoạch ngồi xuống và thảo luận về các vấn đề hậu cần này để đảm bảo rằng cả hai bạn đều hiểu và đồng ý về kế hoạch cũng như kế hoạch sẽ thực hiện đúng dự kiến. 

Sau khi đã quyết định ai sẽ thanh toán hóa đơn nào, hãy tự động hóa các khoản thanh toán để bạn không bao giờ bị trễ. Và tiếp tục thảo luận về tài chính của bạn thường xuyên. Trong vấn đề tiền bạc, sự rõ ràng là điều tối quan trọng.

Các cặp vợ chồng mới cưới cũng nên thảo luận về việc nghỉ hưu và các mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như mua nhà hoặc có một kỳ nghỉ mơ ước. Cả 2 vợ chồng nên đóng góp vào tài khoản hưu trí và thiết lập một hệ thống tự động để tiết kiệm cho những mục tiêu dài hạn đó ngay bây giờ.

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!