5 mẹo tiết kiệm chi phí giải trí khi là sinh viên đại học

Bạn không cần cắt bỏ toàn bộ chi phí giải trí nhưng cần tìm cách kiểm soát chúng hiệu quả để không rơi vào cảnh chi tiêu lãng phí. 

Với một số sinh viên, khoản mục giải trí là nơi tiền của học bốc hơi nhanh nhất. Bạn có thể dễ dàng rơi vào những cuộc vui chơi “quên lối về”, chi tiêu quá tay cho những niềm vui nhất thời không có trong kế hoạch. 

Điều này càng tệ hơn với những sinh viên có ngân sách eo hẹp. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện một số điều chỉnh nhỏ, bạn hoàn toàn có thể nằm lại quyền kiểm soát tài chính cá nhân. Dưới đây là 5 mẹo giúp bạn tiết kiệm tiền cho việc giải trí khi còn là sinh viên đại học:

1. Lập và theo dõi ngân sách

Lập ngân sách giúp theo dõi chi phí cũng như lên kế hoạch tiết kiệm và trả nợ. Bước đầu bạn cần lập danh sách các chi phí cần thiết, chẳng hạn như tiền thuê nhà, chi phí thực phẩm, giải trí, học phí,… Sau đó liệt kê tất cả nguồn tiền vào từ công việc làm thêm, học bổng, trợ cấp của cha mẹ,…

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số công cụ để dễ quản lý ngân sách hơn. Những công cụ cơ bản nhất mà ai cũng biết đó là Google Trang tính và Excel đều có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc theo dõi các con số. Hãy ghi lại mọi thứ bạn chi tiêu và tổng hợp vào bảng tính. Một trong những cách để kiểm soát tài chính cá nhân là nhận thức được số tiền bạn chi tiêu. 

5 mẹo tiết kiệm chi phí giải trí khi là sinh viên đại học

2. Xác định tất cả các chi phí giải trí

Một phiên bản quy mô nhỏ hơn của lập ngân sách là xác định tất cả các chi phí giải trí và số tiền bạn đang trả cho những thứ bản thân không sử dụng. Nếu bạn biết chính xác số tiền mình phải trả hàng tháng, việc lập kế hoạch xoay quanh những chi phí đó và kết hợp chúng vào khoản thanh toán hàng tháng sẽ dễ dàng hơn nhiều. Đồng thời, bạn có thể cắt bỏ những khoản không cần thiết.

Xác định mọi thứ có thể được gọi là giải trí. Nó không chỉ là các dịch vụ phát trực tuyến như các tài khoản xem phim trực tuyến. Âm nhạc, trò chơi, đọc sách, sự kiện thể thao – bất cứ điều gì bạn cho là giải trí hoặc vui vẻ – hãy đưa nó vào danh sách này.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã liệt kê đủ tần suất sử dụng dịch vụ giải trí trong khoản này. Có thể bạn sẽ không đi nghe hòa nhạc hay ra rạp xem bộ phim nào trong tháng này. Khi có kế hoạch chi tiêu số tiền đó hàng tháng, bạn cần liệt kê nó ra và chuẩn bị tiền cho những khoản đó. 

Khi bạn đã xác định được loại hình giải trí mà mình tiêu tiền, việc cắt giảm những chi phí đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một số người có đến 2-3 tài khoản xem phim, nghe nhạc trực tuyến, hay mua combo ra rạp xem phim 1 lần/tuần. Trong những trường hợp này, hãy cân nhắc chỉ dùng 1 nền tảng để xem phim, nghe nhạc. Thay vì mua combo, hãy lựa chọn vé riêng lẻ vì không phải tuần nào bạn cũng muốn đi xem phim. 

3. Tìm kiếm các chương trình giảm giá dành riêng cho sinh viên

Mọi người đều biết sinh viên đại học thường khá eo hẹp về tài chính. Vì vậy, một trong những cách tiết kiệm hiệu quả đó là tìm những những chương trình giảm hàng tháng, đặc biệt là dành riêng cho sinh viên. Thông thường khi đi các khu triển lãm, bảo tàng, di tích lịch sử nếu có thẻ sinh viên, bạn sẽ được giảm nửa giá vé, thậm chí là miễn phí hoàn toàn. Bên cạnh đó, các rạp chiếu phim, hay có một số dịch vụ giải trí trực tuyến cũng áp dụng chương trình đồng giá cho những người từ 22 tuổi trở xuống. Hãy chắc chắn rằng bạn đã tham khảo và tìm hiểu những chương trình này trước khi sử dụng các dịch vụ.

Ngoài ra, nếu bạn muốn vừa chơi vừa học, có những trang web thiết kế hay khóa học online hoàn toàn miễn phí nếu bạn đăng ký tài khoản với email của trường học có đuôi “.edu”. Những điều nhỏ nhặt như thế này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền. 

5 mẹo tiết kiệm chi phí giải trí khi là sinh viên đại học

4. Hãy đến thư viện 

Mức giảm giá tốt nhất trên thế giới là giảm giá 100%. Hãy tới thư viện bởi vì nó miễn phí! Là một sinh viên đại học có tài chính hạn chế, không có gì tốt hơn là không phải trả tiền cho một thứ gì đó.

Thư viện trong trường đại học thường sẽ cung cấp hàng trăm đầu sách miễn phí, thậm chí cả đĩa phim CD. Nơi đây cũng cung cấp chỗ học bài và đọc sách miễn phí với điều hòa mát mẻ trong những ngày nóng nực. Bên cạnh đó, có những thư viện thuộc từng thành phố có dịch vụ làm thẻ thành viên chỉ với vài chục cho đến vài trăm nghìn mỗi năm. Ở đây sẽ có nhiều sản phẩm mới với sự đa dạng trong danh mục sách truyện. Và ngày càng có nhiều thư viện loại bỏ các khoản phí nộp muộn để khuyến khích khách hàng tận dụng các dịch vụ mà họ cung cấp.

Nghiêm túc mà nói, khi còn là sinh viên, thư viện công cộng là người bạn tốt nhất giúp bạn loại bỏ rất nhiều chi phí liên quan đến giải trí.

5. Tập trung vào việc chi tiêu dựa trên giá trị cho hoạt động giải trí

Bạn thường có xu hướng tìm hiểu chi phí cố định của mình là bao nhiêu, bạn phải trả tiền thuê nhà, các tiện ích,… Nhưng đừng quên lập ngân sách cho mong muốn. Với số tiền đó, hãy đánh giá điều gì mang lại cho bạn niềm vui, điều gì bạn tiêu tiền vào việc đó để nâng cao cuộc sống của bạn. 

Thay vì cố gắng đặt ra một giới hạn cố định về số tiền bạn có thể chi tiêu cho một số thứ nhất định, hãy cố gắng tập trung hơn vào lý do tại sao bạn lại mua thứ đó. Liệu trải nghiệm đọc cuốn sách đó hay chơi trò chơi điện tử đó có mang lại niềm vui và hứng thú cho cuộc sống của bạn không?

Thực sự tập trung vào lý do tại sao bạn mua thứ gì đó có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Hơn thế nữa, hãy tối đa hóa ngân sách tùy ý của bạn vào những thứ sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất, những gì mang lại cho bạn niềm vui nhất. 

Chia sẻ

Tag

Chần chờ gi nữa ,
mở tài khoản eKYC ngay!

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!