7 thói quen xấu về tiền bạc bạn nên bỏ ngay

Bước đầu tiên để phát triển những thói quen tài chính hiệu quả là loại bỏ những thói quen xấu về tiền bạc. 

Dù lớn hay nhỏ, một số thói quen có thể làm hỏng một kế hoạch tài chính vững chắc và khiến bạn trở nên rỗng túi. Để tránh cảm giác hối hận và tội lỗi, bạn nên biết những thói quen xấu về tiền bạc cần phải cắt bỏ. 

Hãy kiểm tra những thói quen xấu về tiền bạc này và xác định cách bạn có thể loại bỏ chúng. 

1. Không có mục tiêu tiết kiệm cụ thể

Việc đặt ra các mục tiêu cụ thể không chỉ quan trọng để biết bạn cần tiết kiệm bao nhiêu mà còn giúp bạn có lý do hữu hình để tích lũy tiền bạc. 

Nếu không có mục tiêu tiết kiệm cụ thể, bạn có thể không cân nhắc kỹ xem mình nên tích lũy bao nhiêu và thực hiện chiến lược nào để đạt được những mục tiêu đó. Đây là bước tốt nhất để tạo tiền đề xây dựng những thói quen tài chính tốt hơn.

Hãy dành chút thời gian để viết ra những mục tiêu của bản thân. Nó bao gồm cả những mục tiêu ngắn hạn, chẳng hạn một kỳ nghỉ hoặc trả trước tiền mua nhà, và những mục tiêu dài hạn, ví dụ nghỉ hưu. Bạn cần đem những mục tiêu này vào ngân sách cùng thời gian thực hiện. Sau đó, bạn lên kế hoạch trích ra một số tiền cố định mỗi tháng. 

7 thói quen xấu về tiền bạc bạn nên bỏ ngay

2. Chi tiêu quá mức cho những thứ không cần thiết

Chúng ta có thể đang chi tiêu tự thưởng, mua những món đồ không cần thiết liên tục trong 1 tháng. Tần suất mua sắm bốc đồng dần dần tăng lên. Trước khi nhận ra điều đó, bạn đã chi quá mức cho những món đồ tùy ý không thực sự cần thiết.

Nếu bạn là người thường xuyên mua sắm để giải trí, hãy cân nhắc chiến lược này để giúp vượt qua thói quen đó. Lần tới khi nhìn thấy một mặt hàng không cần thiết nhưng bạn vẫn muốn mua, hãy viết nó ra một tờ giấy hoặc ứng dụng ghi chú trên điện thoại và đợi vài ngày. Sau khi thời gian đó trôi qua, bạn có thể nhận thấy rằng mình không còn ham muốn với món đồ đó nữa.

Ngoài ra, hãy thử lập danh sách mua sắm trước khi đi mua đồ. Bạn có thể điều chỉnh danh sách này để đảm bảo có được mọi thứ bạn cần và phù hợp với ngân sách của mình. Nó đóng vai trò như một lời nhắc nhở đừng chi tiêu quá mức.

3. Để nợ tích lũy là thói quen xấu về tiền bạc

Nợ vay cá nhân, nợ thẻ tín dụng là một số yếu tố có thể góp phần vào khoản nợ chung của bạn. Nếu bạn để những số dư này tích lũy và chỉ trả số tiền tối thiểu mỗi tháng, cuối cùng bạn sẽ phải trả nhiều tiền lãi hơn theo thời gian. Điều này làm chậm khả năng trả nợ và bắt đầu tiết kiệm. 

Để thoát khỏi nợ nần, trước tiên hãy lập danh sách tất cả các khoản nợ, lãi suất hàng năm và thời điểm đến hạn thanh toán. Sau đó, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch để thanh toán các khoản nợ đó. Bạn có thể muốn ưu tiên những khoản có lãi suất cao nhất trước, theo phương pháp tuyết lở, hoặc những khoản có số dư nhỏ nhất trước, theo phương pháp quả cầu tuyết.

7 thói quen xấu về tiền bạc bạn nên bỏ ngay

4. Không lập kế hoạch trước về ngân sách

Nếu không có ngân sách, bạn sẽ không theo dõi được các khoản chi tiêu, tiến độ đạt được mục tiêu tiết kiệm hoặc số tiền bạn có sẵn. Ngân sách nói một cách đơn giản là kim chỉ nam cho số tiền của bạn. Nếu không có nó, bạn sẽ dễ rơi vào thói quen chi tiêu tiêu cực hơn.

Khi lập kế hoạch ngân sách, hãy đảm bảo tính đến mong muốn, nhu cầu và tiền tiết kiệm. Theo quy tắc lập ngân sách phổ biến 50/30/20, 50% thu nhập của bạn nên dành cho nhu cầu, 30% dành cho mong muốn và 20% dành cho tiết kiệm. Bạn thậm chí có thể đánh giá thấp thu nhập hàng tháng của mình một chút để có thể linh hoạt hơn trong việc chi tiêu và không cảm thấy bị hạn chế vào cuối tháng.

5. Bỏ thói quen xấu về tiền bạc: Chi tiêu trước khi tiết kiệm

Ngay cả khi đã lập ngân sách, bạn vẫn dễ bỏ bê việc tiết kiệm và cuối cùng chi tiêu nhiều hơn dự định. Một thói quen tiết kiệm kém hiệu quả, khá phổ biến là gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm vào cuối tháng sau khi bạn đã chi tiêu cho những nhu cầu và mong muốn. Điều này có thể dẫn đến thói quen cắt bỏ khoản tiết kiệm để dành tiền chi tiêu cho mong muốn. 

Để chống lại thói quen này, hãy cất phần tiền tích lũy vào tài khoản tiết kiệm ngay khi nhận lương. Tài khoản tiết kiệm thường chỉ cho phép một số lượng hạn chế các giao dịch nhất định mỗi tháng. Vì vậy bạn sẽ có xu hướng ít tiêu vào số tiền tiết kiệm đó.

6. Nên bỏ thói quen xấu về tiền bạc là không có quỹ khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp là khoản tiết kiệm giúp đảm bảo có thể trang trải các chi phí bất ngờ và tránh chồng chất thêm nợ bằng cách thanh toán các chi phí đó bằng thẻ tín dụng hoặc khoản vay.

Để bắt đầu xây dựng quỹ tiết kiệm khẩn cấp, hãy xem bạn có thể có những điều chỉnh nhỏ nào trong ngân sách để tiết kiệm nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng cần để dành tiền cho mọi khoản chi tiêu bất ngờ. 

7 thói quen xấu về tiền bạc bạn nên bỏ ngay

7. Dựa vào tiền ứng trước

Trong một số trường hợp, việc tạm ứng tiền mặt có thể cần thiết để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, việc dựa vào chúng quá thường xuyên có thể dẫn đến một chu kỳ nợ vô tận. Ứng trước tiền mặt có thể bao gồm các khoản cho vay sớm trước ngày lĩnh lương, sử dụng thẻ tín dụng, hoặc các dịch vụ mua ngay, trả sau (BNPL). Tất cả đều có một điểm chung, cho phép bạn tiêu số tiền mà hiện tại bạn không có.

Ứng trước bằng tiền mặt có thể khiến bạn có cảm giác như đang tiêu tiền miễn phí. Tuy nhiên, cuối cùng tất cả đều yêu cầu bạn phải trả lại khoản tạm ứng và bạn có thể gặp khó khăn khi thực hiện điều đó, gây ra nợ nần lớn hơn và căng thẳng tài chính. 

Thay vì dựa vào tiền ứng trước, hãy xem xét những cách khác để bạn có thể trang trải chi phí. Thành lập quỹ khẩn cấp hoặc tham gia một công việc phụ là hai cách bạn có thể tính toán cho các chi phí mới. 

Chia sẻ

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!