Hướng dẫn & Hỗ trợ

Hướng dẫn giao dịch chứng khoán

Hướng dẫn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

1. Tổng quan về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (TPRL)

  •  Chào bán TPRL là việc chào bán trái phiếu không qua phương tiện thông tin đại chúng và theo một trong các phương thức sau đây:
  • Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
  • Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
  • Đối tượng mua trái phiếu theo Nghị định 153/2020/NĐ-CP
  • Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán
  • Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư
  • TPRL được lưu ký tập trung tại VSD và giao dịch tập trung tại hệ thống của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

2. Các quy định giao dịch TPRL

2.1. Các quy định chung

2.2. Phương thức giao dịch

 

 

2.3. Thời gian giao dịch

3. Quy định thanh toán

3.1.Thời gian thanh toán:

  • Thanh toán tiền/trái phiếu vào ngày T+0
  • Tùy thuộc vào phương thức thanh toán mà thời gian thanh toán khác nhau trong ngày

3.2. Phương thức thanh toán

  • Thanh toán ngay: thanh toán ngay, nhà đầu tư bên bán nhận được tiền và nhà đầu tư bên mua được phân bổ trái phiếu ngay sau khi lệnh khớp thành công tại Sở giao dịch và VSDC
  • Thanh toán cuối ngày: thanh toán sau khi kết thúc giao dịch (từ 15h30 đến 17h). Nhà đầu tư bên bán nhận được tiền và nhà đầu tư bên mua được phân bổ trái phiếu vào cuối ngày đối với các lệnh khớp thành công tại Sở giao dịch và VSDC

Lưu ý: Phương thức thanh toán do NĐT bên bán và bên mua thống nhất lựa chọn trước khi đặt lệnh

4. Đối tượng mua Trái phiếu

4.1. Đối tượng mua trái phiếu

  •  Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
  •  Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
  • Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp ( Quy định cụ thể tại mục 4.2)

4.2. Quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

  • Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp: là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:
  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan;
  • Công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
  • Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
  • Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện mua bán lại;
  • Cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng tính đến thời điểm cá nhân đó được xác định tư cách là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả.

4.3. Thời hạn hiệu lực xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp: 03 tháng kể từ ngày được xác nhận

Nhà đầu tư liên hệ  CTCK Asean Securites theo thông tin bên dưới để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ thực hiện xác nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp

5. Trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu

  • Tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành; hiểu rõ điều kiện, điều khoản trái phiếu và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định mua và giao dịch trái phiếu.
  • Tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu. Nhà nước không đảm bảo việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và các quyền khác cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
  • Hiểu rõ và tuân thủ quy định về đối tượng nhà đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định tại Nghị quy định của pháp luật liên quan.
  • Trước khi mua trái phiếu (cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp), nhà đầu tư phải ký văn bản xác nhận đã thực hiện các quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này và tự chịu trách nhiệm đối với quyết định mua trái phiếu của mình sau khi ký văn bản xác nhận này. Văn bản xác nhận thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 06/09/2022 và phải được lưu trữ tại hồ sơ chào bán khi phát hành trái phiếu hoặc tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định 65/2022/NĐ-CP; không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức. Việc huy động vốn và mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Khi bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp phải cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP cho nhà đầu tư mua trái phiếu

6. Quy trình giao dịch

 

7. Ngoài ra, Nhà đầu tư có thể tham khảo các văn bản pháp luật khác liên quan đến giao dịch TPDNRL như sau:

  1. Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế;
  2. Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế;
  3. Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 05/03/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế;
  4. Thông tư số 30/2023/TT-BTC ngày 15/05/2023 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch và tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào báo riêng lẻ tại thị trường trong nước;
  5. Quyết định số 27/QĐ-HĐTV ngày 10/08/2023 của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ;
  6. Quyết định số 55/QĐ – SGDVN ngày 10/07/2023 của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ;
  7. Quyết định số 56/QĐ – SGDVN ngày 10/07/2023 của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;
  8. Quyết định số 786/QĐ-SGDHN ngày 18/07/2023 của Sở giao dịch chứng khoán Hà nội về việc ban hành Bộ quy trình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

 Mọi thông tin cần giải đáp, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN

Địa chỉ: Tầng 4, 5, 6 và 7, Số 3 Đặng Thái Thân, P. Phan Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm,  Hà Nội

Số điện thoại: 1900 638088

Email:       cskh@aseansc.com.vn

Website:   www.aseansc.com.vn

 

Hướng dẫn giao dịch công cụ nợ

1. Loại hình giao dịch công cụ nợ:

– Giao dịch mua bán thông thường: Là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại.

– Giao dịch mua bán lại: Là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.

– Giao dịch bán kết hợp mua lại (SBB): Là giao dịch trên hệ thống giao dịch kết hợp
hai giao dịch mua bán thông thường tại cùng một thời điểm với cùng một đối tác giao dịch, bao gồm một giao dịch bán (Giao dịch thông thường lần 1) kết hợp với một giao dịch mua lại cùng mã TP đó (Giao dịch thông thường lần 2) tại một thời điểm xác định trong tương lai.

– Giao dịch vay và cho vay (SBL): Là giao dịch trong đó bên đi vay thực hiện vay trái
phiếu và cam kết sẽ hoàn trả trái phiếu đã vay cho bên cho vay sau một thời gian xác định.

2. Một số quy định giao dịch

Về các quy định giao dịch công cụ nợ, Quý nhà đầu tư cần nắm:

  • Phương thức giao dịch
  • Các loại lệnh giao dịch
  • Thời gian giao dịch
  • Mệnh giá chứng khoán
  • Đơn vị giao dịch
  • Đơn vị yết giá
  • Khối lượng giao dịch tối thiểu
  • Sửa, huỷ lệnh

 

Chi tiết từng mục mời Quý nhà đầu tư xem chi tiết tại file:

Hướng dẫn đặt lệnh công cụ nợ

1. Hướng dẫn đặt lệnh giao dịch trên hệ thống BTS 

1.1. Giao dịch tại quầy giao dịch của ASEAN SECURITIES 

– Điền đầy đủ thông tin vào Phiếu lệnh giao dịch (mua/bán/hủy/sửa) công cụ nợ. 

– Xuất trình CMND/CCCD còn hạn sử dụng, Giấy ủy quyền (nếu là người được ủy quyền), Giấy giới thiệu của Tổ chức nếu giao dịch tài khoản của Tổ chức 

1.2. Giao dịch qua điện thoại cố định của ASEAN SECURITIES 

– Đăng ký giao dịch qua điện thoại với ASEAN SECURITIES 

– Gọi điện đặt lệnh qua tổng của ASEAN SECURITIES 

  • KH gọi điện đặt lệnh giao dịch đến Hội sở theo số máy: 024. 6275 8888 
  • KH gọi điện đặt lệnh giao dịch đến chi nhánh HCM theo số máy: 028. 3829 9090 

– Cung cấp đầy đủ thông tin: Họ và tên, CMND/CCCD, mật khẩu giao dịch đã đăng ký trước đó, thông tin lệnh giao dịch.

– Xác nhận lại lệnh với cán bộ nhận lệnh giao dịch 

2. Hướng dẫn đặt lệnh giao dịch trên hệ thống E-BTS 

2.1. Đăng ký giao dịch trực tuyến 

Khi có nhu cầu giao dịch trực tuyến, khách hàng liên hệ với ASEAN SECURITIES để ký kết hợp đồng giao dịch trực tuyến Khách hàng sẽ được cấp thông tin: Tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập hệ thống ban đầu.

2.2. Hướng dẫn giao dịch

Bước 1: Nhập lệnh điện tử 

Tại màn hình nhập lệnh trên hệ thống E-BTS, Khách hàng thực hiện tại chức năng “Nhập lệnh điện tử” và cung cấp đầy đủ thông tin trên màn hình nhập lệnh. 

Bước 2: Kiểm tra lệnh

Lệnh đã nhập thành công sẽ hiển thị tại Sổ lệnh Chờ thực hiện/Sổ lệnh điện tử, có trạng thái “Chờ thực hiện”. 

– Nếu thông tin lệnh nhập chính xác, thực hiện tiếp bước 3 

– Nếu thông tin lệnh chưa chính xác, thực hiện sửa/hủy hoặc Treo lệnh điện tử vừa nhập. 

Bước 3: Đối tác xác nhận lệnh 

– Tác nghiệp tại Bảng điện tử/Sổ lệnh điện tử toàn thị trường đối với lệnh có trạng thái “Chờ thực hiện”, 

– Đối tác xác nhận lệnh phải cung cấp thông tin tài khoản lưu ký. 

Bước 4: Kiểm tra lệnh đã xác nhận 

Lệnh đã xác nhận sẽ hiển thị tại Sổ lệnh kết quả, có trạng thái là “Đã thực hiện”. 

Bước 5: Đẩy lệnh 

– Tại sổ lệnh kết quả đối với lệnh có trạng thái “Chờ đẩy” hoặc “ Đã đẩy mua” hoặc “ Đã đẩy bán” 

– Nếu thông tin lệnh chính xác, thực hiện Đẩy lệnh. Lệnh đã được đẩy thành công sẽ có trạng thái là “Đã đẩy Mua-Bán” hoặc “Đã đẩy mua” hoặc “Đã đẩy bán”. 

– Nếu thông tin lệnh chưa chính xác, thực hiện Từ chối đẩy lệnh, sau đó liên hệ với ASEAN SECURITIES để thực hiện sửa/hủy lệnh theo đúng quy định. 

2.3. Hướng dẫn sửa/hủy lệnh giao dịch 

Bước 1: Thống nhất nội dung lệnh sửa/hủy Hai bên Mua và Bán liên hệ, thỏa thuận với nhau về nội dung sửa/hủy lệnh giao dịch. 

Bước 2: Sửa/hủy lệnh 

– Tác nghiệp tại Sổ lệnh kết quả đối với lệnh có trạng thái “Đã thực hiện” 

– Thực hiện sửa/hủy đối với lệnh có trạng thái duyệt là “Từ chối duyệt” hoặc trạng thái đẩy là “Từ chối đẩy”. 

Bước 3: Kiểm tra lệnh sửa/hủy Lệnh đã sửa/hủy thành công sẽ hiển thị tại Sổ lệnh kết quả. 

Bước 4: Xác nhận lệnh sửa/hủy 

– Nếu thông tin lệnh sửa/hủy chính xác, thực hiện “Xác nhận sửa” hoặc “Xác nhận hủy”;

– Nếu thông tin lệnh sửa/hủy chưa chính xác, thực hiện “Từ chối xác nhận sửa” hoặc “Từ chối xác nhận hủy”, đồng thời liên hệ với bên đối tác để sửa lại lệnh. 

Bước 5: Kiểm tra lệnh sửa/hủy đã xác nhận Lệnh sửa/hủy đã xác nhận sẽ hiển thị tại Sổ lệnh kết quả 

Bước 6: Đẩy lệnh Tác nghiệp tại Sổ lệnh kết quả đối với lệnh có trạng thái “Chờ đẩy” hoặc “Đã đẩy mua” hoặc “Đã đẩy bán”. 

  • Nếu thông tin lệnh chính xác: khách hàng thực hiện đẩy lệnh. Lệnh được đẩy thành công sẽ có trạng thái “Đã đẩy Mua – Bán”, “Đã đẩy mua” hoặc “Đã đẩy bán”. 
  • Nếu thông tin lệnh chưa chính xác: Thực hiện từ chối đẩy lệnh để sửa lại lệnh. 

Mọi thông tin chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN 

Địa chỉ: Tầng 4, 5, 6 và 7, Số 3 Đặng Thái Thân, Q.Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội 

Số điện thoại: 1900 63 8088 

Hướng dẫn giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do Công ty chứng khoán phát hành và niêm yết trên Sàn giao dịch HSX. Nhà đầu tư trả phí cho CTCK để được quyền mua Chứng khoán cơ sở tại một mức giá và thời điểm xác định trước.
Chứng quyền có 2 loại là chứng quyền mua và chứng quyền bán. Tuy nhiên theo quy định hiện tại của UBCK và Sở giao dịch HSX thì các CTCK chỉ phép được phép phát hành Chứng quyền mua.

Để có thể giao dịch chứng quyền, Quý khách cần nắm vững các thông tin về:

  • Các thông tin cơ bản của Chứng quyền
  • Phương pháp giao dịch chứng quyền
  • Ví dụ thực tế về Chứng quyền
  • Các trạng thái của Chứng quyền mua
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền
  • Lợi ích, rủi ro đầu tư vào chứng quyền

 

Tất cả các thông tin này đã được bộ phận chuyên môn của Chứng khoán số ASEAN soạn thảo đầy đủ. Mời Quý khách xem tại:

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!