Hướng dẫn & Hỗ trợ

Quy định cơ bản về nghĩa vụ Thuế trong GDCK

Quy định cơ bản về nghĩa vụ Thuế trong GDCK

Theo quy định của Pháp luật, các khoản thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Để Quý khách hàng hiểu rõ hơn về nghĩa vụ nộp thuế trong giao dịch chứng khoán, ASEAN Secutities xin gửi tới Quý khách hàng một số thông tin cơ bản về nghĩa vụ nộp thuế đối với các nhà đầu tư cá nhân – đối tượng chiếm đa số trong giao dịch chứng khoán hiện nay

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân khi mua bán chứng khoán phải chịu một trong các loại thuế là thuế thu nhập cá nhân từ Chuyển nhượng chứng khoán và thuế thu nhập từ Đầu tư vốn.

I. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán:

Thuế TNCN phải nộp = Giá trị chuyển nhượng chứng khoán từng lần * thuế suất 0.1%

Giá trị chuyển nhượng chứng khoán được xác định căn cứ trên giá chuyển nhượng: Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.

Ví dụ minh họa:

Giả sử Khách hàng khớp lệnh bán 1.000 cổ phiếu VCB giá 90.000, giá trị giao dịch tương ứng là 90.000.000 đồng

Thuế TNCN phải nộp = 1.000* 90.000*0.1% = 90.000 (đồng).

II. Thuế thu nhập cá nhân từ Đầu tư vốn

Ngoài thuế thu nhập cá nhân khi bán chứng khoán, nhà đầu tư còn phải chịu thuế thu nhập từ Đầu tư vốn. Loại thuế này phát sinh khi cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt hoặc bán chứng khoán nhận được từ việc chia thưởng, chia cổ tức.

1. Thuế thu nhập từ cổ tức bằng tiền mặt

Cổ tức bằng tiền mặt được hiểu đơn giản là sau thời gian một năm hoạt động kinh doanh có lãi, doanh nghiệp sẽ chia một phần hoặc toàn bộ số lãi đó cho cổ đông đang sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Cổ tức được trả bằng tiền mặt được coi như một nguồn thu nhập của nhà đầu tư vì vậy Quý khách sẽ phải trả thuế cho nguồn thu nhập đó với mức thuế là 5% (theo quy định hiện hành).

Khi đó, công ty niêm yết chỉ trả 95% cho cổ đông và thay mặt Cục thuế giữ lại 5% cho việc thu thuế thu nhập cá nhân từ việc nhận cổ tức tiền mặt. Sau đó, Cục thuế sẽ tiến hành thu thuế từ công ty niêm yết.

Ví dụ minh họa:

Cổ phiếu XYZ chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5.000đ/cổ phiếu. Quý khách đang nắm giữ 1000 cổ phiếu XYZ. Số tiền cổ tức khách hàng nhận được là 1.000*5.000 = 5.000.000 đồng.

Thuế thu nhập từ cổ tức = 5.000.000 * 5% = 250.000 (đồng)

2. Thuế thu nhập cá nhân khi giao dịch cổ phiếu thưởng/ cổ tức bằng cổ phiếu

Khi Quý khách hàng đang sở hữu cổ phiếu thưởng/ cổ tức bằng cổ phiếu và thực hiện giao dịch  bán trên số lượng cổ phiếu đó, Quý khách sẽ chịu thuế thu nhập từ cổ tức 5%.

Thuế thu nhập từ cổ tức bằng cổ phiếu/ cổ phiếu thưởng = Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế * Giá tính thuế * 5%

Giá tính thuế:

  • Nếu Giá bán (giá chuyển nhượng) ≥Mệnh giá: Giá tính thuế = Mệnh giá
  • Nếu Giá bán (giá chuyển nhượng) < Mệnh giá: Giá tính thuế = Giá bán (giá chuyển nhượng).
  • Mệnh giá CP = 10.000 đ

Số lượng cổ phiếu chịu thuế: Số lượng cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu

Ví dụ minh họa:

Số lượng cổ phiếu A (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán) Nhà đầu tư nắm giữ :

  • 5.000 cổ phiếu A (loại chứng khoán: cổ phiếu thường)
  • 4.000 cổ phiếu A (loại chứng khoán: cổ phiếu thưởng)
  • 1.000 cổ phiếu A (loại chứng khoán: cổ tức bằng cổ phiếu)
  • Tổng 10.000 cổ phiếu A
 NĐT bán (chuyển nhượng CP) Số lượng CP chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn  Thuế từ đầu tư vốn 5%  Thuế từ chuyển nhượng CP 0.1%
Lần bán 1

2.000 CP giá 11.000đ

(Giá bán > mệnh giá)

5.000 CP

(2.000 x 10.000) x 5%

= 1.000.000 đ

(2.000 x 11.000) x 0.1%

= 22.000 đ

Lần bán 2

7.000 CP giá 8.000đ

(Giá bán < mệnh giá)

3.000 CP

(3.000 x 8.000) x 5%

= 1.200.000 đ

(7.000 x 8.000) x 0.1%

= 56.000 đ

Lần bán 3 1.000 CP giá 12.000đ 0 0

(1.000 x 12.000) x 0.1%

= 12.000 đ

Bạn thích chứng khoán?
Mở tài khoản tại ASEAN Securities ngay hôm nay!